Ô tô ngập nước không chỉ là nỗi lo của chủ tài sản về giá trị xe bị giảm sút mà còn là nỗi lo của người có nhu cầu mua xe cũ.
Nỗi lo lớn của người mua xe cũ hiện nay là không thể xác định được nguồn gốc, chất lượng, ngoài ra còn là nỗi lo về ngập nước hoặc hư hỏng do tai nạn đâm đụng. Xe ô tô bị ngập nước thường kéo theo những rủi ro sâu hơn - thủy kích.
Thủy kích là khi nước theo đường hút gió lọt vào buồng đốt của động cơ, gây chết máy. Hỗn hợp xăng-nước không thể xảy ra phản ứng đốt cháy (nổ) nên động cơ bị gián đoạn hoạt động.
Nếu tài xế cố gắng nổ máy tiếp sẽ gây hư hỏng nặng nề hơn như gãy tay biên, thủng lốc máy. Thủy kích còn gây hại cho hệ thống điện, ghế, các khớp nối, vặn.
Do đó, việc công khai biển số xe ô tô bị nước ngập luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Một bên là đồng tình việc được phép chụp, đăng tải công khai biển số xe ô tô bị ngập nước để tránh mua phải ô tô cũ giá cao, hoặc xe bị nước ngập hoặc thủy kích. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng việc công khai là xâm phạm quyền riêng tư.
Việc công khai thông tin xe, biển số xe của người khác không nên được khuyến khích. Ảnh minh họa: Internet
Trước vấn đề này, luật sư Khưu Thanh Tâm (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho hay: Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 thì đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Bên cạnh đó, khoản 15 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định thông tin cá nhân là thông tin gắn liền với việc xác định danh tính của một người cụ thể.
"Ở đây, biển số xe là công cụ để Nhà nước quản lý phương tiện giao thông, thông tin trên biển số xe chỉ để xác định thông tin đăng ký xe theo Luật Giao thông đường bộ.
Do đó, đây không phải là thông tin gắn liền với việc xác định danh tính của một người cụ thể, nên không được xem là thông tin cá nhân cũng như là bí mật cá nhân. Vì vậy, việc báo chí hoặc người dùng công khai thông tin xe, biển số xe của người khác khi xe hơi bị ngập nước lên báo/ mạng xã hội sẽ không vi phạm pháp luật" - luật sư Tâm phân tích.
Tuy nhiên, luật sư cũng đưa ra quan điểm: Việc công khai thông tin xe, biển số xe của người khác không nên được khuyến khích. Trong một số trường hợp, với mục đích xấu, những cá nhân, tổ chức có thể sử dụng thông tin biển số xe, thông tin xe để lấy thông tin của chủ sở hữu xe, gây ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của công dân.
Một số người tiêu dùng cũng cho rằng không khuyến kkích công khai biển số xe bị ngập nước nhưng khi mua-bán cần minh bạch thông tin.
Anh Hải Tuấn (quận 3, TP.HCM) cho hay: "Cách tốt nhất để người bán lẫn người mua đều không phải giấu giếm về tình trạng xe thì trước khi bán phải cung cấp cho người mua giấy đăng kiểm cũng như đến garage chính hãng xác nhận xe có bị đâm đụng hay hư hỏng, ngập nước hay không?".
Đồng tình với quan điểm trên, một người đang sở hữu ô tô tại quận Tân Bình, TP.HCM cho biết: "Xe ngập nước hay thủy kích là điều không mong muốn. Do đó khi có nhu cầu sang xe, người bán cũng nên công khai chuyện này để thuận mua vừa bán. Tránh bị cho là lừa gạt".
Tâm lý của người sở hữu xe ô tô thường muốn thanh lý nhanh chóng những chiếc xe không may bị đâm đụng hay ngập nước cho các thương lái. Thế nhưng bằng vài mẹo nhỏ người mua có thể né được những chiếc xe này.
Tình trạng xe ngập nước không hiếm gặp và rủi ro có thể gặp phải với ô tô đồng thời những biện pháp khắc phục ra sao. Một số kinh nghiệm được chia sẻ khi mùa mưa, bão sắp đến.
Trên thực tế, dù đã mua bảo hiểm vật chất ô tô hết cả chục triệu đồng/năm thì nhiều trường hợp xe bị ngập nước, thuỷ kích vẫn bị các công ty bảo hiểm từ chối chi trả.
Bình tĩnh là điều cực kì quan trong khi tai nạn sự cố xảy ra, nhất là khi xe lao xuống ao hồ. Càng hoảng loạn thì cơ hội sống sót của bản thân và người trong xe càng thấp. Hãy nhớ rằng xe càng ngập sâu, khả năng thoát ra càng thấp.
Ô tô bị ngập nước quá lâu không chỉ gây thiệt hại cho chủ nhân mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua xe. Vậy làm cách nào để có thể tránh mua phải ô tô cũ từng bị thủy kích, ngập nước?