Tiện ích, - 04/06/2013 02:41 PM
Các thao tác đơn giản giúp chủ xe chủ động thay lốp trong các tình huống không gọi được cứu hộ.

1- Chèn bánh

Ngoài bánh dự phòng, dụng cụ bạn cần mang theo là kích bánh, tuýp tháo và ống công. Trước khi thao tác hãy nhớ đỗ trên nền phẳng tại khu vực an toàn. Trong tình huống đỗ trên đường cao tốc cần đặt các dấu hiệu cảnh báo phương tiện khác. Chèn bánh hoặc kéo phanh tay ngăn hiện tượng xe di chuyển tự do.

2- Tháo tấm che vành

Nếu tấm che này có ốc giữa hãy tháo rời chúng trước khi dùng tay giật mạnh. Trong tình huống tấm lắp chặt có thể dụng đầu nhọn tua-vít nẩy nhẹ.

3- Nới lỏng ốc siết

Quá trình nới lỏng mà chưa kích bánh nhằm tận dụng mô-men ma sát giữa bánh với đường, cân bằng với môn men vặn bu-lông. Tuýp thao ốc giữ vành thường là loại 21. Nới lỏng đai ốc bằng cách vặn theo chiều ngược kim đồng hồ. Các ốc chặt có thể phải dùng ống công tăng mô-men.

Để tận dùng toàn bộ trọng lượng cơ thể hãy lựa để đặt ống công bên trái. Mô-men sẽ càng lớn khi lực vít vuông góc với cánh tay đòn. Cẩn trọng bởi tư thế này có thể bị tai nạn khi đai ốc bất ngờ nhả ra. Tuần tự nới lỏng đai ốc theo kiểu chữ “X” hoặc hình sao.

Thông thường bạn chỉ cần một nửa hoặc 2/3 vòng để ốc lỏng ra. Chú ý không thảo rời ngay các ốc để giữ bánh ở tư thế thẳng đứng, tránh làm xước vành, hoặc quá tải cho một số bu-lông.

4- Kích bánh

Các nhà sản xuất đều thiết kế núm nâng xe dưới gầm, vị trí này thường nằm phía trong, gần hai bánh. Nên đặt kích cần đảm bảo đủ cứng để nâng trọng lượng xe thay bánh. Khu vực nền yếu cần tìm vật lót: gỗ, gạch, đá… để giảm áp suất ép xuống nền. Điều chỉnh để kích đẩy lên chạm đúng núm, tiếp tục kích tới khi bánh nhấc khỏi mặt đất.

5- Tháo bánh

Quá trình nới lỏng trước giúp cho việc tháo từng ốc lúc này dễ hơn. Tỳ tay vào bánh để giữ nó ở tư thế thẳng đứng cho tơi khi tháo đai ốc cuối cùng. Dùng hai tay vừa nhấc vừa rút bánh khỏi các bu-lông. Nếu xe dùng loại vành đúc hợp kim hãy cẩn trong tránh làm trầy xước bề mặt.

6- Đặt bánh dưới gầm

Đặt bánh dưới gầm là lựa chọn tốt nhất. Nó sẽ trở thành vật chống xe trong tính huống sập kích, đồng thời không lăn ra ngoài khu mà các phương tiện khác đang chạy.

7- Lắp bánh dự phòng

Lắp bánh dự phòng vào mai ơ. Vặn đều và nặng tay các đai ốc theo trình tự hình sao hoặc chữ “X”.

8- Siết chặt ốc

Rút bánh mới tháo khỏi gầm, cất vào xe. Hạ kích từ tốn cho đến khi rời núm. Tiếp tục dùng lực siết đều các đai ốc. Tháo kích và cất gọn vào xe.

9- Lắp tấm chắn

Bước cuối cùng là lắp tấm chăn và đai ốc giữ nó.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
  • Có nên mang theo lốp dự phòng cho xe mô tô?

    Khám Phá  -  13/07/2020 11:31 AM

    Lốp là bộ phận thường xuyên phải thay thế nhất trên xe bởi đây là chi tiết duy nhất trên xe tiếp xúc với mặt đường. Mòn, nứt, thủng lốp đều làm mất cân bằng xe, có thể gây mất cân bằng xe hoặc xấu hơn thì có thể xảy ra tai nạn, nên kiểm tra và thay thế lốp thường xuyên để giữ an toàn cho người sử dụng.

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.