Trước ngày 14/11, người đáp sân bay có thể đón bất cứ xe nào từ xe cá nhân, xe dịch vụ, xe taxi tại các làn đường nội bộ. Tuy nhiên theo quy định mới xe công nghệ như Grab, Be buộc phải đón khách tại tầng 3,4 của bãi xe mới có thể đón khách hoặc dừng chờ khách với mức phí 25.000 đồng.
Không những thế sự việc này còn gây khó cho người đặt xe bởi phải di chuyển lên tầng 3,4 khá xa chưa kể phải tay xách nách mang, rồi phải xác định đúng chuyến xe mình đặt bởi trước kia người đặt xe chỉ cần báo số cột là có thể dễ dàng lên xe.
Sự việc này gây bức xúc bởi cánh tài xế cho rằng mức phí 10 ngàn vào sân bay rồi tốn thêm 25 ngàn thì lời lãi đâu còn bao nhiêu và cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất “đi đêm” với các hãng taxi để siết lại quyền lợi của xe công nghệ, cạnh tranh không lành mạnh.
Tuy nhiên nếu xem lại Thông Tư Nghị Định của Bộ GTVT, thì việc phân làn lại loại xe đón khách là hoàn toàn có cơ sở, không dựa trên các “ưu ái” riêng biệt, cụ thể tại Thông tư Số: 17/2016/TT-BGTVT, Chương IV, Mục 1, Điều 27, Khoảng 9 nêu rõ:
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách lựa chọn các hãng taxi được nhượng quyền khai thác tại nhà ga theo nguyên tắc đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch; thông báo công khai trong nhà ga về hãng taxi được nhượng quyền, giá vận chuyển taxi; đảm bảo năng lực phục vụ taxi đáp ứng nhu cầu thực tế của nhà ga; bảo đảm văn minh, lịch sự, an ninh trật tự đối với hoạt động khai thác taxi; ban hành quy chế kiểm soát khai thác xe taxi, có biện pháp xử lý cụ thể đối với hãng taxi, lái xe taxi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy chế kiểm soát theo thỏa thuận đã được ký kết; tổ chức quầy điều phối và lập phương án khai thác đảm bảo an toàn, trật tự, không gây ùn tắc tại khu vực taxi hoạt động; đảm bảo số lượng xe taxi tối thiểu được nhượng quyền khai thác đáp ứng nhu cầu sản lượng hành khách thông qua theo khung giờ khai thác.
Dựa trên quy định trên thì việc các xe công nghệ như Grab,Be,… buộc phải nằm ngoài bãi xe để chở khách bởi đây là loại hình taxi công nghệ, không phải xe kinh doanh dịch vụ. Nếu muốn được đón khách như các taxi khác buộc các lãnh đạo chủ doanh nghiệp của Grab, Be,… phải ngồi lại đàm phán thương lượng với đơn vị sân bay về mức phí nhượng quyền. Còn với các đơn vị vận tải taxi khác do đã có hợp đồng nhượng quyền nên đã được phân bổ vị trí đón khách hợp lý thuận lợi tại sảnh đón của sân bay.
Trên các group, hội nhóm tại các diễn dàn có khá nhiều bình luận sôi nổi về vấn đề này, có người cho rằng sân bay đã từng chào mời hãng xe công nghệ top đầu tại Việt Nam nhưng lại bị từ chối. Người khác cho rằng taxi đứng chờ khác là việc của taxi, còn khách đặt xe sao lại dồn khách lên ra chỗ khác, dù làn đường tại sân bay rất rộng. Cũng theo đó, sau khi có quy định phân làn đón khách thì khu vực đón khách trở nên thông thoáng hơn, không còn cảnh xô bồ, chen lấn nhau như ngày trước, hay cảnh các xe công nghệ chạy rề rà đón khách.
Quy định phân làn đem lại 2 mặt tiêu cực, tích cự nhưng chung quy phần lớn thiệt thòi vẫn thuộc về người đặt xe bởi các tài xế xe công nghệ thường sẽ đẩy các khoảng phí 10 ngàn hay 25 ngàn về phía hành khách hoặc sẽ hướng dẫn đi ra phần phía ngoài đường lớn nhưng vẫn phải trả mức tiền cho khoảng cách đi bộ. Sự bức xúc của giới tài xế không nằm ở khoảng chi phí lời lỗ mà nằm ở việc phải chạy vòng vòng, hay dừng một khoảng thời gian tại bãi đỗ để chờ hành khách lên đến và xác định xe dễ dẫn đến việc “hụt chuyến, đủ tua” bởi chờ quá lâu, chưa kể nếu người đặt xe phải chịu thêm khoảng phí cao dễ dẫn đến việc hủy chuyến khiến tài xế phải bỏ tiền túi ra.
Thực tế, taxi truyền thống ngày càng thất thế so với xe công nghệ bởi độ tiện lợi, giá cả rõ ràng, thái độ phục vụ tốt hơn. Nhưng công bằng mà nói taxi truyền thống đã bỏ tiền thì việc có chỗ “đẹp” trong sân bay là việc hiển nhiên, còn tài xế công nghệ nếu muốn sắp chỗ ngon thì có lẽ đây là chuyện của doanh nghiệp với doanh nghiệp về vấn đề nhượng quyền để có vị trí ngon, ra vào thoải mái nhưng chung quy lại người dùng cuối lại là người chịu thiệt thòi nhất khi phải chi trả những khoảng phí này.
Gần đây, các diễn đàn mạng xã hội lan truyền thông tin, hình ảnh loạt xe máy điện VinFast được chuẩn bị để hoạt động dịch vụ xe công nghệ tại Hà Nội.
Tài xế ôtô đâm hàng loạt xe máy ở Hà Nội là ai? Vì sao để xảy ra vụ ôtô đâm xe máy ở Hà Nội? Toàn cảnh vụ ôtô đâm hàng loạt xe máy ở Hà Nội để độc giả dễ hình dung vụ việc.
Sau khi trừ chiết khấu nộp cho hãng, giá xăng cao, tài xế chỉ thu về mấy đồng lẻ. Gặp tắc đường, ngập đường hay bị phạt, coi như chạy không công.
Theo báo cáo của Việc Làm Tốt, mức lương bình quân toàn thị trường có xu hướng tăng trưởng xuyên suốt giai đoạn đầu năm nay.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị chính sách với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hỗ trợ cho tài xế công nghệ tham gia BHYT và BHXH tự nguyện.