Taxi truyền thống đột nhiên sống lại, Grab thất thế
Báo cáo tài chính vừa công bố của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (chủ sở hữu thương hiệu taxi Vinasun) ghi nhận doanh thu gần 250 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các khoản chi phí đều giảm giúp lợi nhuận sau thuế biến động mạnh, gấp 5 lần so với quý đầu năm và chênh lệch lớn so với khoản lỗ 66 tỷ đồng của cùng kỳ 2021.
Ban lãnh đạo Vinasun cho biết lãi đột biến do hoạt động kinh doanh phục hồi hoàn toàn sau khi dịch được khống chế. "Anh em lái xe đã quay lại công ty để tiếp tục kinh doanh và 100% xe được đưa vào hoạt động, không còn nằm bãi", báo cáo của lãnh đạo Vinasun viết.
Nhờ đó Vinasun nhiều khả năng vượt xa mục tiêu "bằng mọi giá phải có lãi" và tránh được án hủy niêm yết cổ phiếu nếu không xuất hiện yếu tố bất thường nào khiến kết quả kinh doanh đảo chiều đột ngột trong nửa cuối năm.
Trước đó, hãng taxi từng dẫn đầu thị phần ở TP HCM có chuỗi lỗ hai năm liên tiếp (năm 2020 lỗ 210 tỷ đồng và năm sau tăng lên 277 tỷ đồng). Công ty cũng phải cắt giảm hơn 2.500 việc làm, trong đó có khoảng 1.800 tài xế do tốc độ hồi phục của thị trường vận tải sau đợt giãn cách dài ngày chưa nhanh như kỳ vọng, dẫn đến lượng xe nằm bãi lớn và khối lượng công việc không nhiều.
Khách đặt tới 4-5 lần qua ứng dụng vẫn không bắt được xe
Những ngày qua, hiện tượng hay gặp là khách đặt xe phải đặt tới 4-5 lần qua ứng dụng mới gọi được một chiếc taxi công nghệ. Nhiều khách đặt qua Grab nhưng ứng dụng đều thông báo không tìm được tài xế gần đây. Chuyển sang gọi xe qua app của be, tài xế có lúc nhận nhưng sau đó huỷ chuyến.
Theo khách hàng này, gần đây nhiều thời điểm gọi taxi công nghệ khá khó, đồng thời giá cước cũng tăng cao hơn. Quãng đường từ nhà đến cơ quan gần 3 km trước đây chỉ khoảng 30.000 đồng, nay đã lên hơn 40.000 đồng, thậm chí có những lúc lên 50.000 đồng.
Tại TP HCM vào những giờ cao điểm, giá cước tăng gấp đôi, có khi gấp 3 lần nhưng khách gần như không thể gọi được taxi công nghệ.
Qua tìm hiểu, hiện nay các tài xế có phần hạn chế chạy lòng vòng các tuyến phố để chờ nổ cuốc xe như trước nhằm tiết kiệm xăng, nên nhiều khu vực ngoài trung tâm cũng khó đặt hơn.
Tài xế bắt đầu chê và bỏ taxi công nghệ
Giá xăng liên tục tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập, nhiều tài xế taxi công nghệ dừng chạy qua ứng dụng, thậm chí một số phải bán xe.
Tài xế Grab phản đối chính sách chiết khấu của hãng.
Trên các hội nhóm taxi công nghệ, nhiều tài xế cho biết tạm thời nghỉ chạy qua ứng dụng trong lúc giá xăng tăng lên quá cao. Tài xế GrabCar nói rằng đây là "thời điểm khó khăn nhất" kể từ khi họ bắt đầu chạy taxi công nghệ.
Ngoài ra, từ đầu năm nay, xe taxi công nghệ phải đổi sang biển số màu vàng, nên nhiều người đi bằng ôtô gia đình đã bỏ chạy ứng dụng, vẫn giữ biển trắng để chạy dịch vụ sân bay hay tiện chuyến này.
Grab quá ác với tài xế!
“Chạy như điên ngoài phố suốt cả ngày bất kể mưa nắng. Mang về 300k chưa kể hao mòn hư hỏng lốp xe.... Nghỉ làm việc khác là phải”, một tài xế than thở.
Sau khi trừ chiết khấu nộp cho hãng, nay giá xăng tăng cao, tài xế chỉ thu về được ít hơn trước dù bỏ công vất vả không kém gì. Gặp giờ tắc đường, hay lúc đường phố ngập lụt, coi như chạy không công.
“Grab lấy chiết khấu của tài xế xe ô tô hơn 33%, giá xăng có lúc 30.000 VND/lít, thì làm sao tài xế sống nổi. Có những cuốc xe chỉ 31.000 VND trừ chiết khấu xong tài xế chỉ còn hơn 19.000 VND. Chưa kể lại phải đi đón khách xa có chuyến gần 3km, đường nội thành với quãng đường đón và đưa khách đến điểm trả khách xong thì tài xế chẳng những không có lãi mà còn lỗ luôn cả tiền xăng!
Tôi nói thật hơi mất lòng là Grab quá ác với tài xế!”, anh Nguyễn Cường bức xúc.
Nhiều tài xế taxi công nghệ có kinh nghiệm không còn mặn mà chạy xe qua ứng dụng vì phải trả chiết khấu cao. Thay vào đó họ có thể sử dụng các hình thức khác như chạy xe tiện chuyến, chạy tỉnh hay sân bay.
Và kể cả quay lại chạy taxi truyền thống!
Tài xế Grab tụ tập trước một văn phòng của hãng để phản đối chính sách chiết khấu cao.
Gần đây, các diễn đàn mạng xã hội lan truyền thông tin, hình ảnh loạt xe máy điện VinFast được chuẩn bị để hoạt động dịch vụ xe công nghệ tại Hà Nội.
Tài xế ôtô đâm hàng loạt xe máy ở Hà Nội là ai? Vì sao để xảy ra vụ ôtô đâm xe máy ở Hà Nội? Toàn cảnh vụ ôtô đâm hàng loạt xe máy ở Hà Nội để độc giả dễ hình dung vụ việc.
Theo báo cáo của Việc Làm Tốt, mức lương bình quân toàn thị trường có xu hướng tăng trưởng xuyên suốt giai đoạn đầu năm nay.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị chính sách với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hỗ trợ cho tài xế công nghệ tham gia BHYT và BHXH tự nguyện.
Bị kẹt trên cao tốc vì một trận bão tuyết, một khách hàng của Uber đã phải trả khoản tiền dịch vụ gấp 3 lần bình thường vì những điều khoản ràng buộc của hãng xe dịch vụ.