Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu áp thuế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc vào ngày hôm 4/10 vừa qua. Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan chịu trách nhiệm quản lý thương mại thay mặt cho 27 quốc gia thành viên, hoan nghênh việc phần lớn các nước ủng hộ kế hoạch.
Quyết định trên có hiệu lực từ 31/11, mức thuế áp dụng đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc lần lượt là 17% với BYD, 18,8% cho xe của Geely và 35,3% với xe SAIC. Một số hãng xe phương Tây nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc như BWM hay Volkswagen cũng phải chịu thuế 20,7% hay như Tesla cũng có mức thuế dễ chịu hơn chỉ 7,8%.
Tuy nhiên mức thuế mới này sẽ được cộng thêm trên mức thuế mới là 10%, điều này đồng nghĩ với việc sẽ có một số hãng xe được áp thuế thực tế lên đến 45%. Hiện Bắc Kinh cũng đã có những hành động phản đối kết quả bỏ phiếu.
Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc kiên quyết phản đối các biện pháp bảo hộ không công bằng, không tuân thủ và vô lý của EU trong vụ việc này, đồng thời kiên quyết phản đối việc EU áp đặt thuế chống trợ cấp với xe điện của Trung Quốc"
Ở thời điểm hiện tại, EU và Trung Quốc vẫn còn bốn tuần để đàm phán nhằm tìm ra giải pháp hòa giải trước thời hạn cuối tháng 10. Người phát ngôn EC Olof Gill lưu ý bất kỳ giải pháp nào do Bắc Kinh đề xuất cũng phải hoàn toàn phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khắc phục được "việc trợ cấp gây thiệt hại" từ phía Trung Quốc và phải "có thể giám sát và thực thi".
Đáng chú ý, không phải quốc gia nào ở châu Âu cũng ủng hộ việc áp thuế, cụ thể như Đức và Hungary bỏ phiếu phản đối kế hoạch áp thuế hôm 4/10. Hiệp hội Công nghiệp Ôtô Đức (VDA) cho biết chính phủ nước này đã gửi "thông điệp đúng đắn" bằng cách bỏ phiếu phản đối.
Nguyên nhân của việc áp thuế này đến từ việc xe điện Trung Quốc hưởng quá nhiều chính sách từ địa phương, ngoài ra xe điện "made in China" tăng trưởng quá nhanh dẫn đến việc đe dọa khả năng sản xuất công nghệ xanh của EU cũng như công ăn việc làm của 2.5 triệu công nhân ngành ôtô và 10.3 triệu người khác có việc làm phụ thuộc gián tiếp vào sản xuất xe điện.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Dù đã tuyên bố ý định đầu tư vào thị trường ô tô điện tự hành vào năm 2021, tới nay Xiaomi mới công bố những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này.
Ninebot Q80C được tích hợp công nghệ mở khóa bằng NFC, có định vị GPS và có cả công nghệ kiểm soát lực kéo.
Đối thủ nặng ký của Tesla xác nhận rằng Việt Nam sẽ trở thành một trong những địa điểm sản xuất xe điện của hãng tại Đông Nam Á.
Thị trường xe điện Trung Quốc đang có sự cạnh tranh quyết liệt, hàng trăm doanh nghiệp bị khai tử trong 5 năm. Sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, không chỉ các công ty nội địa Trung Quốc mà cả các hãng xe quốc tế cũng nhào vào tranh giành thị phần.