Thông tin xe đạp điện cũng phải đăng ký là không chính xác. Theo quy chuẩn, xe đạp điện đạt tiêu chuẩn Việt Nam phải trang bị hai hệ thống phanh có cơ cấu điều khiển và dẫn động độc lập với nhau; quãng đường phanh không được lớn hơn 4m, khi vận hành bằng cơ cấu đạp chân, xe phải có khả năng đi được quãng đường 7km trong thời gian không quá 30 phút. Xe có vận tốc thiết kế lớn nhất không vượt quá 25km/h.
Xe phải trang bị 2 hệ thống phanh có cơ cấu điều khiển và dẫn động độc lập với nhau, trong đó 1 hệ thống phanh tác động lên bánh trước và 1 hệ thống phanh tác động lên bánh sau; xe phải có đèn chiếu sáng phía trước, tấm phản quang phía sau, thiết bị cảnh báo bằng âm thanh, thiết bị hiển thị mức năng lượng điện; khối lượng bản thân xe không được lớn hơn 40kg và công suất động cơ điện của xe không được lớn hơn 250W.
Với xe máy điện, việc quản lý và kiểm soát được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với mô tô, xe gắn máy. Theo đó, xe máy điện là phương tiện có vận tốc và động cơ lớn hơn xe đạp điện. Ngoài thiết kế lớn hơn, xe không có bàn đạp, tốc độ của xe máy điện được phép lưu thông đến 50km/h, công suất động cơ trên 250W.
Xe máy điện được coi như xe máy, đây là quy chuẩn áp dụng chung cho cả xe máy và xe máy điện. Xe máy điện thuộc phương tiện giao thông cơ giới, khi hết điện, không thể đạp bằng pê-đan cho xe chạy được như xe đạp điện. Và xe máy điện phải đăng ký mới được lưu hành. Người sử dụng đăng ký xe không đúng theo quy định sẽ bị phạt 300.000-400.000 đồng và tạm giữ xe 7 ngày.
Có rất nhiều khách hàng khi mua xe đều thắc mắc: xe đạp điện có phải đăng ký hay không. Việc đăng ký xe là cần thiết để tham gia giao thông đúng quy định. Hãy đọc bài viết sau để nắm rõ dòng xe nào cần đăng ký, xe nào không nhé.
Quy định xe máy điện phải đăng ký biển số khiến sức mua giảm sút. Người dùng cũng đắn đo trước quyết định đặt mua xe đạp điện, dù rằng, dòng xe này không bị điều chỉnh bởi quy định phải đăng ký biển số từ 1/6.