“Mỗi hóa đơn nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô của từng thành viên thuộc VAMA có tới hàng ngàn mặt hàng khác nhau. Trong khi đó, hệ thống mới chỉ cho phép mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng. Như vậy, với một lô hàng có trên 50 mặt hàng, người khai hải quan sẽ phải khai báo trên nhiều tờ khai, các tờ khai của cùng một lô hàng phải liên kết với nhau dựa trên số nhánh của tờ khai. Do vậy, thay vì mở một tờ khai hải quan cho một lô hàng, doanh nghiệp (DN) phải mở hàng chục, thậm chí hơn 100 tờ khai với hệ thống mới”, đại diện của VAMA nhận xét.
Cũng theo hệ thống mới, sau khi hoàn thành mở tờ khai hải quan tại cục hải quan địa phương (với tờ khai hải quan có chữ ký và dấu của cục hải quan địa phương và các hồ sơ khác liên quan), thành viên VAMA đến làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu để nhận hàng. Tại đây, thành viên VAMA còn phải chờ cán bộ hải quan tải dữ liệu (đã khai báo từ máy chủ tại Tổng cục Hải quan xuống) sau đó in ra, rồi kiểm hóa. Nếu mọi khâu đều trôi chảy, thì thành viên VAMA mới được nhận hàng.
Thao tác này được đánh giá là mất nhiều thời gian, một phần do khối lượng tờ khai quá nhiều, mặt khác do tốc độ đường truyền chưa cao.
Trên thực tế, nhiều DN (thuộc VAMA) cho biết, để tải và in ra 1 tờ khai tại hải quan cửa khẩu mất trung bình 3-5 phút. Nghĩa là, nếu lô hàng có 100 tờ khai thì DN phải chờ từ 300 đến 500 phút (tương đương 5 đến hơn 8 giờ đồng hồ). Chưa kể, có trường hợp, khi thành viên VAMA đến hải quan cửa khẩu hàng đến (với đầy đủ tờ khai có chữ ký và dấu của cục hải quan địa phương), nhưng dữ liệu đã khai báo vẫn… chưa được truyền về.
“Điều này làm tăng thời gian làm thủ tục hải quan và nhận hàng của các thành viên VAMA thêm 2-3 ngày làm việc so với trước đây, dù các cán bộ hải quan đã nỗ lực làm việc và hỗ trợ rất tích cực. Nhà máy của một số thành viên của VAMA đã phải dừng sản xuất nhiều giờ, kể từ khi bắt đầu áp dụng hệ thống thông quan điện tử do không có phụ tùng sản xuất. Việc này vừa ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các DN, vừa làm tăng chi phí sản xuất”, ông Jesus Metelo N. Arias Jr., Chủ tịch VAMA nhận xét.
Trước thực trạng này, VAMA đã đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có hướng dẫn các DN thành viên VAMA, khi đã có tờ khai hải quan (có chữ ký và dấu của cục hải quan địa phương) được kiểm hóa và nhận hàng ngay tại hải quan cửa khẩu, bất chấp dữ liệu khai báo đã đến hay chưa. Các thủ tục nội bộ của ngành hải quan sẽ được xử lý và hoàn tất sau. Ngoài ra, cần có giải pháp cải thiện tốc độ và chất lượng đường truyền của hệ thống nội bộ của ngành hải quan để đảm bảo dữ liệu được truyền nhanh hơn.
Lo ngại này của VAMA diễn ra vào thời điểm doanh số bán hàng của tháng 4/2014 tăng 5% so với tháng 3 trước đó. Theo dự kiến của VAMA, doanh số cả năm 2014 vẫn đạt 125.000 xe. Tính đến hết tháng 4/2014, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đạt 30.585 xe, tăng 24%, trong khi xe nhập khẩu tăng 89% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đến hết tháng 4/2014, toàn thị trường đã bán được 41.371 xe các loại, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xe ô tô con tăng 48% và xe tải tăng 24%, so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam - VAMA đã kiến nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ với dòng xe HEV, PHEV.
Các hãng xe thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã và đang tích cực chuẩn bị ra mắt thêm các mẫu xe mới theo tiêu chuẩn khí thải mức 5 trong giai đoạn đầu áp dụng Quyết định số 49/2011/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Vinfast, THACO, TC Motor là 3 thương hiệu ô tô lớn gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2020 vì dịch Covid-19. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm, cả 3 đều đã có những chiến lược cạnh tranh đột phá để thúc đẩy doanh số.
Mặc dù qua thời điểm khuyến mãi vàng, thế nhưng doanh số tháng 10 vừa rồi tăng cao kể từ khi sau dịch. Trong đó VinFast Fadil đứng top 3, hai mẫu xe mới trình làng bất ngờ góp mặt với doanh số hơn ngàn xe gây bất ngờ.
Theo khảo sát tại một số đại lý chuyên bán xe máy tại Hà Nội, nhiều mẫu xe như Honda Lead, Vision, Wave Alpha, Grande hay Janus đều đang trên đà giảm giá mạnh