Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, việc áp các loại thuế mới này - có hiệu lực từ ngày 15/12/2011 và kéo dài trong 2 năm, sẽ ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất ô tô lớn của Mỹ như General Motors, Chrysler Group, Ford Motor, cũng như các nhà sản xuất ô tô nước ngoài có trụ sở tại Mỹ. Các xe ô tô có dung tích máy bằng và trên 2.5 lít là các đối tượng bị áp thuế này - với các mức tăng từ 2,0 - 21,5%.
Cũng theo chính sách thuế mới trên, mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho các xe của hãng GM là 8,9%, với xe của hãng Chrysler là 8,8%, xe BMW 2,0% và với các xe của các hãng khác là 21,5%. Xe của hãng GM còn phải chịu thêm mức thuế chống trợ cấp là 12,9%, Chrysler là 6,2%.
Năm 2009, Trung Quốc đã "soán" ngôi vị của Mỹ là thị trường ô tô lớn nhất thế giới, song ngành công nghiệp ô tô của nước này vẫn yếu kém và phải nhường đến 70% thị phần trong nước cho các nhà sản xuất ô tô của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Doanh số bán xe ô tô tại Trung Quốc đã tăng hơn 30% trong năm 2010, song đã giảm mạnh trong năm 2011 với dự kiến chỉ tăng khoảng 5% trong năm nay.
Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại Mỹ, kim ngạch xuất khẩu ô tô của Mỹ sang Trung Quốc lại tăng lên trong năm nay, với 4,2 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, so với 3,5 tỷ USD của cả năm ngoái.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc đang ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng Mặt Trời, nơi các cuộc điều tra thương mại kiểu ăn miếng trả miếng giữa hai bên đã khiến các nhà lãnh đạo phải lên tiếng cảnh báo về một trào lưu bảo hộ mậu dịch trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dự kiến còn rất u ám.
Các chuyên gia cho rằng sau 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có vẻ như Trung Quốc đang ngày càng lún sâu hơn vào các cuộc chiến tranh chấp thương mại. Các vấn đề ngày càng chất đống lên của Bắc Kinh tại WTO một phần là do việc mở rộng thương mại không ngừng của nước này, phần khác là do những đối tác thương mại của Trung Quốc ngày càng lo ngại về sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc đối với những ngành công nghiệp chiến lược. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, Mỹ đã kiện lên cơ quan này 12 vụ chống lại Trung Quốc, trong đó có 5 vụ dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Vào cuối tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh nói rằng Trung Quốc sẽ "phản pháo" nếu các nước khác tìm kiếm chế độ bảo hộ thương mại.
Sau đó, vào ngày 14/12, trước thềm cuộc họp cấp bộ trưởng các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh lại nhấn mạnh, Trung Quốc cam kết sẽ ổn định lại lĩnh vực xuất khẩu trong năm 2012 tới trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu giảm sút vì cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và Mỹ, cũng như sự gia tăng của chế độ bảo hộ mậu dịch trên toàn thế giới. Bộ trưởng Trần cũng khẳng định, Trung Quốc sẽ gia tăng cả nhập khẩu để bảo đảm thăng bằng cán cân thương mại.
Trước đó, vào ngày 11/12, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng cam kết sẽ giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại với những quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Omoda - thương hiệu con của Chery sẽ mang những mẫu xe đầu tiên về và cho người dùng lái thử và ghi nhận các ý kiến sau đó sẽ điều chỉnh sản phẩm trước khi ra mắt.
Các thương hiệu mô tô khổng lồ ở Trung Quốc như QJ Motor hay Qainjiang Motor đang tung chiêu marketing rầm rộ, bằng cách tập trung vào việc mở các mô hình mới. Và một trong những mẫu xe mới nhất trong đó chính là QJ Motor SRV700 Flash 2023, một chiếc cruiser 700cc hạng trung với kiểu dáng có vẻ dữ dằn, mạnh mẽ rất đặc trưng của xe Mỹ.
Dù đã tuyên bố ý định đầu tư vào thị trường ô tô điện tự hành vào năm 2021, tới nay Xiaomi mới công bố những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này.
Thị trường ô tô đang hứa hẹn "dậy sóng" với loạt thương hiệu Trung Quốc tung dự án lắp ráp, phân phối. Nhiều doanh nghiệp cũng đang rầm rộ triển khai phân phối tại Việt Nam.