Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều chương trình hợp tác được các nhà sản xuất xe hơi công bố. Có lẽ, họ đã chán cảnh suốt luôn phải gồng mình so găng và muốn biến thù thành bạn.
Vào tháng 6 vừa qua, Toyota đã tìm đến Subaru để cùng nhau phát triển một nền tảng mới dành cho xe điện. Dự kiến, model đầu tiên dựa trên nền tảng này là một mẫu SUV. Mazda sau đó cũng tham gia vào dự án này. Dường như chưa đủ thỏa mãn, Toyota lại rủ thêm Suzuki và Daihatsu để phát triển một nền tảng EV nhỏ hơn.
Trước đó, hai nhà sản xuất ô tô tầm cỡ hàng đầu thế giới là Ford và Volkswagen đã có một cái bắt tay lịch sử để trở thành liên minh lớn nhất trong ngành công nghiệp xe hơi. Trong số nhiều lĩnh vực hợp tác tất nhiên là có mảng xe điện và xe tự lái. Ngoài ra, BMW và tập đoàn Jaguar Land Rover cũng có những động thái tương tự. Và mục tiêu không gì khác ngoài việc phát triển công nghệ EV. Hai bên đều muốn tận dụng lợi thế của kinh tế quy mô.
Không dừng lại ở đó, BMW còn mời gọi cả Daimler – đối thủ cạnh tranh nhiều duyên nợ của mình để phát triển công nghệ tự lái và kết hợp các dịch vụ di chuyển của mình, ví dụ như chia sẻ xe hơi. Nhưng đâu chỉ có mấy cái tên vừa nêu, Honda và GM cũng hợp tác với nhau để hiện thực hóa loại công nghệ vốn chỉ có trong phim viễn tưởng.
Có thể thấy, trọng tâm hợp tác trong giai đoạn này của các ông lớn trong lĩnh vực xe hơi chủ yếu xoay quanh công nghệ xe điện và xe tự lái. Hợp tác vốn không phải là một điều xa lạ nhưng trong bối cảnh hiện nay, nó đã trở thành một xu hướng thực sự. Không có gì là khó hiểu bởi chẳng ai muốn đơn thương độc mã lao đầu vào những thứ không quá chắc chắn. EV tuy được coi là tương lai nhưng nhu cầu hiện tại của loại phương tiện này không cao. Trong khi đó, chi phí cần thiết để phát triển EV lên tới nhiều tỷ USD.
Tim Urquhart – một chuyên gia phân tích tới từ HIS Markit cho biết việc hình thành các liên minh trong lúc này sẽ giúp các nhà sản xuất thực hiện được kinh tế quy mô. Trong bất cứ lĩnh vực sản xuất nào, kinh tế quy mô cũng là yếu tố then chốt bởi chiến lược này giúp gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh. Chính Toyota cũng đã tuyên bố rằng chi phí khổng lồ dành cho EV sẽ cần đến một tư duy mới.
Có hai phương án để các hãng xe lựa chọn. Một là dành nguồn lực để phát triển một nền tảng EV chuyên dụng giúp giảm bớt sự phức tạp và tận dụng được lợi thế của không gian rộng rãi bên trong cabin nhưng sau đó mới tính đến chuyện tiền nong. Còn phương án hai là xây dựng một nền tảng ít tốn kém chi phí nhưng lại linh hoạt, có khả năng tương thích với nhiều hệ thống động lực. Nhưng tất nhiên, sự tối ưu sẽ là không có bởi nó phải kiêm nhiệm quá nhiều thứ.
Nếu như phương án 2 tỏ ra an toàn hơn thì phương án một lại là một canh bạc. Tập đoàn VW có lẽ hiểu rất rõ điều này khi phát triển nền tảng MEB dành riêng cho xe điện. Họ kỳ vọng rằng số tiền mình bỏ ra có thể được bù lại nhờ các nhà cung ứng và hiệu quả sản xuất. Nhưng mấu chốt là dự báo kinh doanh của VW AG phải trở thành hiện thực. Theo đó, các thương hiệu con của tập đoàn này phải bán được 1 triệu chiếc EV trong vài năm. Nhưng nếu mọi chuyện không diễn ra theo kế hoạch đó, thảm kịch sẽ lại đến với VW, thậm chí là còn tồi tệ hơn. Nhưng với sự xuất hiện của Ford, rủi ro đã được giảm đi phần nào. Điều tương tự cũng có thể thấy với bộ ba Toyota, Subaru và Mazda.
Urquhart cũng không quên đưa ra nhận định về sự tương đồng ở nền tảng phần cứng sẽ không làm người tiêu dùng bận tâm. Bởi theo ông, khách hàng quan tâm nhiều hơn đến thiết kế bên ngoài, hệ thống thông tin giải trí hay công nghệ tự lái.
Nếu nhìn sang các thiết bị di động như smartphone Android, chúng ta vẫn luôn biết rằng dù có thể dùng chung phần cứng (SoC, RAM, tấm nền màn hình hay pin) nhưng các mẫu diện thoại thông minh vẫn cho thấy ít nhiều khác nhau về mặt trải nghiệm.
Francisco Riberas, một lãnh đạo tại công ty cung ứng Gestamp cho biết mọi nhà sản xuất ô tô đều đang tập trung vào công nghệ CASE (kết nối, tự lái, chia sẻ, điện). Nhưng họ sẽ phải tốn rất nhiều tiền trước khi nghĩ đến chuyện lợi nhuận.
Nhưng dù chia sẻ nhiều thành phần, những chiếc xe sắp tới vẫn sẽ có giá bán cao hơn. Carlos Tavares - CEO của tập đoàn PSA từng khẳng định mọi người cần nhận ra rằng di chuyển sạch giống như thực phẩm hữu cơ, chúng sẽ đắt đỏ hơn.
Với mức giá lăn bánh gần 2 tỷ tại thị trường Việt nam, nhưng ở thời điểm hiện tại một số đại lý đang rao bán mẫu BRZ với mức giảm hơn 200 triệu đồng.
Mẫu xe hiện đã được bán tại thị trường Đông Nam Á với giá khoảng nửa tỷ đồng.
Hãng xe SYM đã chính thức giới thiệu mẫu xe CLBCU 2023 đến người tiêu dùng và nhận được vô số lời khen lẫn sự quan tâm nồng nhiệt. Kiểu dáng SYM CLBCU 2023 thật sự trông vô cùng ấn tượng và phá cách, trong đó nổi trội nhất chính là cụm đèn lái phía trước có kiểu dáng độc lạ và ít khi đụng hàng!
Cross 125X chính là tâm điểm của chủ đề xe mới ngày hôm nay và chắc chắn nó sẽ khiến cho anh em không khỏi trầm trồ trước diện mạo ẩn chứa vô vàn điều thú vị của nó. Ngoài ra, khi biết được giá bán của Cross 125X thì chắc chắn mọi người còn bất ngờ hơn nữa bởi vì quá rẻ!
Toyota GR Corolla Morizo Edition có giá bán gần 52.000 USD, nhưng nếu muốn mua, khách hàng phải trả tới 152.000 USD, tức chênh gấp 3 lần giá niêm yết.