Minh chứng ô tô gây ùn tắc giao thông
Trước kết quả nghiên của của Ngân hàng Thế giới được chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du phản ánh mới đây, khẳng định việc tăng mức độ sử dụng ô tô sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, chia sẻ với Đất Việt, chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy cho hay: “Không cần đến nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, vấn đề này đã được ông cảnh báo từ 20 năm trước”.
Đưa ra con số chứng minh cho kết luận ô tô là nguyên nhân chính gây ùn tắc, ông Thủy nói: “Vào những năm 80, chúng ta mới chỉ có 6000 xe máy, số lượng ô tô có lẽ trên dưới 1000 chiếc. Thế nhưng đến những năm 90, số lượng xe máy đã lên đến trên 1 triệu chiếc. Từ 2005 đến nay số lượng ô tô cũng tăng lên nhanh chóng, hiện nay số ô tô của Hà Nội, kể cả ngoại tỉnh đi vào trên 50 vạn xe, xe máy khoảng 4,5 triệu; TPHCM kể cả ngoại tỉnh ra vào cũng trên dưới 60 vạn xe, xe máy trên 6,5 triệu xe”.
Theo ông Thủy tất cả các con số minh chứng cho việc, số lượng các phương tiện đang tăng lên hàng ngày, trong khi, hạ tầng không thay đổi bao nhiêu, có thay đổi cũng không đáng kể. Các tuyến đường xuyên tâm, xuyên trục, tuyến đường vành đai, ngã tư gần như không được cải tạo, gần đây thì có thêm cầu vượt, nhưng tổng quan là không thay đổi.
Chính vì vậy, nhiều tuyến đường đều vượt tải 300-400%. Chỉ cần ví dụ, số lượng xe ô tô ở HN là 50 vạn, chắc chắn diện tích cần thiết để lưu thông sẽ bằng gần 3 triệu xe máy nên chuyện ùn tắc là tất yếu.
Điều này minh chứng cho việc, nên cho xe máy phát triển, hạn chế ô tô, vì chiếm dụng diện tích gấp 4 - 5 lần xe máy. Đặc biệt, khi diện tích đất dành cho giao thông hiện nay của nước ta rất thấp, nếu như các nước khác họ quy định từ 20-25%, thì chúng ta chỉ có được 7-8%.
Chống tắc đường phải phát triển giao thông công cộng
Bên cạnh đó, chỉ ra nguyên nhân của việc tắc nghẽn giao thông hiện nay, ông Thủy cho rằng đó chính là hệ thống giao thông công cộng của nước ta quá yếu kém.
Ông Thủy cho biết: “Hiện nay, HN có trên dưới 1000 ô tô bus, mỗi ngày vận chuyển trên dưới 1 triệu lượt hành khách, TPHCM có khoảng 2000 ô tô bus, mỗi ngày vận chuyển trên dưới khoảng độ 2 triệu lượt hành khách. Vì vậy, cho nên khả năng vận chuyển của xe công cộng chỉ đảm đương 8-10%, vậy 90% họ đi bằng gì? Dĩ nhiên, bắt buộc phải mua phương tiện cá nhân, nghèo thì mua xe máy, khá hơn thì mua ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại”.
Diện tích lưu thông trên đường của ô tô gấp chục lần xe máy
Hơn nữa, theo ông Thủy phân tích, thì hệ thống giao thông công cộng ở các nước Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc, đều đảm bảo tương đối nhu cầu của người dân, bằng nhiều hình thức vận tải từ tàu điện ngầm, xe bus, xe điện. Còn VN thì vẫn chỉ đang đầu tư nhỏ giọt, chủ yếu làm đường cao tốc, cuối cùng giao thông đô thị thì đường vẫn chật, hè không thoáng.
Đồng tình quan điểm, TS Phạm Sanh - nguyên Giảng viên Đại học Bách khoa TPCHM cho rằng: “Chắc chắn chúng ta sẽ khó hạn chế được xe ô tô, vì hiện nay, lượng xe này chủ yếu là của đại gia, quan chức, doanh nghiệp nhiều”.
Đặc biệt, theo ông Sanh thì bây giờ hạ tầng đang phát triển, nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao, giao thông công cộng không kịp đáp ứng, cho nên người dân phải tự túc bằng phương tiện cá nhân.
Hơn nữa, bây giờ điều kiện phát triển của đô thị đặc biệt như HN, TPHCM thì chuyển qua xe ô tô, đó là quy luật chung của TG.
Để giải quyết được tình trạng này, ông Sanh khẳng định: “Để phát triển cơ sở hạ tầng thì cũng khó, bởi nếu làm đường mới, thì người dân sẽ mua xe nhiều hơn, cho nên giải pháp hữu hiệu là phải làm sao khai thác hiệu quả hạ tầng cũ, mấu chốt là giao thông công cộng.
Trên TG bao giờ họ cũng đi từ cái nhỏ đến cái lớn, từ cái mình làm được đến cái xa vời, phát triển xe bus, hệ thống giao thông công cộng trước, sau đó mới đi vào những tuyến hiện đại, như Metro”.
Cũng đưa ra giải pháp, theo ông Thủy, muốn giảm được tình trạng này, phải tìm đúng căn cơ, nguồn gốc. Một là, tập trung đẩy mạnh giao thông công cộng, quản lý quy hoạch đô thị cho tốt, đừng chỉ lo làm các con đường đắt nhất hành tinh. Hai là, hình thành đô thị vệ tinh, có trường học, bệnh viện đầy đủ.
Tăng thu phí để hạn chế ô tô là không phù hợp
Trước đề xuất tăng thu phí đối với các phương tiện cá nhân, trong đó có ô tô của Sở GTVT TPHCM và HN thời gian qua, ông Thủy khẳng định: “Việc tăng phí là không phù hợp với tình hình VN hiện nay, bởi vì giao thông công cộng chỉ đáp ứng 10% nhu cầu đi lại, nếu tăng phí phương tiện cá nhân thì người dân sẽ đi bằng gì”.
Chính vì vậy, nhà nước cần đầu tư hạ tầng giao thông công cộng nhiều hơn nữa, khi đã đủ điều kiện thì mới có quyền đánh vào phương tiện cá nhân, nếu chưa làm được thì chưa nên đánh vào.
Giải pháp hiện nay cần làm được, ông Thủy nêu rõ: “Thứ nhất, nhà nước phải phát triển hạ tầng đầy đủ hơn.
Thứ hai, phát triển đường giao thông công cộng, cần như đường sắt đô thị, khu Metro, tàu điện trên cao, xe điện đầy đủ.
Với thời lượng bay từ 25 đến 40 phút, loại phương tiện mới được kỳ vọng giải quyết vấn đề kẹt xe, giảm tắc nghẽn, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức phía trước.
Phương án thu phí vào trung tâm được xem là một trong số những biện pháp giảm thiểu phương tiện cá nhân cũng như hạn chế kẹt xe trong giờ cao điểm.
Mặc dù cao tốc là nơi phục vụ riêng cho những phương tiện có tốc độ cao và xuyên suốt, tuy nhiên vẫn không ít người dễ mắc các lỗi cơ bản có thể dẫn đến mất tiền thậm chí là tai nạn.
Bị kẹt trên cao tốc vì một trận bão tuyết, một khách hàng của Uber đã phải trả khoản tiền dịch vụ gấp 3 lần bình thường vì những điều khoản ràng buộc của hãng xe dịch vụ.
Sau một thời gian dài giãn cách xã hội vì dịch bệnh, ngoài hiện tượng xe hết bình thì phanh tay bị bó sẽ là tình trạng nhiều người sẽ gặp phải.