Những mục tiêu đó là một phần trong mục tiêu rộng lớn hơn của Volkswagen là đạt trung hòa hoàn toàn carbon vào năm 2050.
Thực hiện bước ngoặt quan trọng của mình, Volkswagen cho biết họ đang nỗ lực phát triển phần mềm để giúp tăng lợi nhuận khi tập trung vào việc chuyển đổi các phương tiện của mình từ động cơ đốt trong sang hoạt động bằng pin.
Volkswagen đã dành 86,4 tỷ USD để đầu tư trong 5 năm tính từ năm 2021 cho việc phát triển các công nghệ tương lai, chiếm 50% tổng số đầu tư của gã khổng lồ này.
Giám đốc điều hành Volkswagen, ông Herbert Diess, cho biết: "Đến năm 2030, việc di chuyển trên toàn cầu sẽ có nhiều thay đổi. Chúng tôi đang hành động để chiếm tỷ trọng cao trong phân khúc ô tô điện".
Volkswagen cũng thông báo công ty phần mềm CARIAD của hãng đang phát triển 3 phần mềm, với mục đích phát triển một nền tảng phần mềm có thể được sử dụng trên tất cả các xe ô tô của hãng vào năm 2025. Các ứng dụng này sẽ cung cấp nhiều tính năng khác nhau như hệ thống thông tin giải trí đồng nhất và khả năng điều khiển tay lái cho xe hơi.
Phía CARIAD cho biết kế hoạch này có thể trở thành một nguồn thu nhập chính cho ngành công nghiệp ô tô. Đến năm 2030, nhà sản xuất Đức dự kiến 40 triệu xe sẽ hoạt động trên nền tảng phần mềm của mình trong vòng một thập kỷ tới.
Không dừng lại ở đó, nhà sản xuất ô tô Đức còn thể hiện quyết tâm chuyển đổi của mình khi tuyên bố sẽ thiết lập "chuỗi cung ứng pin có kiểm soát" và mở 6 nhà máy trên khắp châu Âu vào năm 2030.
Dự kiến nhà máy đầu tiên sẽ đặt tại Thụy Điển, được vận hành bởi Northvolt và bắt đầu sản xuất vào năm 2023. Nhà máy pin thứ hai sẽ được hợp tác với chuyên gia phía Trung Quốc Gotion High-Tech, đặt tại Đức và đi vào hoạt động từ năm 2025.
Ông Herbert Diess nhấn mạnh những nỗ lực to lớn mà tất cả các nhà sản xuất ô tô đang thực hiện để chuyển sang xe điện. Ông cho biết pin có thể là một hạn chế liên tục đối với sự phát triển của xe điện trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Các mục tiêu trên được đưa ra trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trên thế giới đang chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xanh toàn cầu, loại bỏ các phương tiện chạy bằng khí đốt.
Nhà sản xuất ô tô Volkswagen đã bắt đầu tung ra các loại xe chạy hoàn toàn bằng điện. Vào năm 2019, mẫu ID.3 chạy hoàn toàn bằng điện của công ty đã bán hết ngay trong giai đoạn presale.
Các hãng xe trên toàn thế giới cũng đang chạy đua để chuyển sang điện khí hóa.
Hãng xe lớn thứ 4 thế giới Stellantis thông báo vào tuần trước rằng họ có kế hoạch đầu tư ít nhất 30 tỷ euro vào xe điện và các công nghệ hỗ trợ đến năm 2025.
Vào tháng 6 vừa qua, nhà sản xuất ô tô Pháp Renault cho biết đã ký hai quan hệ đối tác mới để phát triển một nhà máy Gigafactory ở miền bắc nước Pháp. Trong khi đó, thương hiệu Thụy Điển Volvo đặt mục tiêu chỉ cung cấp xe điện vào năm 2030.
Theo báo Pháp luật Việt Nam
Tesla đã hợp tác với một số nhà cung cấp để sản xuất ra loại pin cần thiết cho những chiếc xe hơi như Tesla Model Y. Gần đây, các chuyên gia đã rất ấn tượng với pin 4680 mới của Panasonic và Tesla, làm cho pin có giá cả phải chăng hơn trong khi vẫn mang lại hiệu suất tuyệt vời. Tuy nhiên, người Trung Quốc còn đi xa hơn.
Ngoài việc bổ sung các chủng loại ô tô được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0%, Bộ Tài chính còn khuyến khích DN sản xuất, lắp ráp các loại xe thân thiện với môi trường.
Đối với những chiếc xe điện, phạm vi di chuyển luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà bất kể người tiêu dùng nào cũng chú ý đến.