Trước khi xảy ra dịch Covid-19, có những ngày ông David Llorito (56 tuổi, nhân viên truyền thông làm việc tại Ngân hàng Thế giới) đạp xe tới 100 km. Thậm chí, trong chuyến dã ngoại năm ngoái, ông đã cố gắng đạp xe khoảng 300 km qua đảo Panay ở miền Trung Philippines.
Thế nhưng, khi đại dịch xảy ra, mỗi ngày ông chỉ đạp xe khoảng 15km.
Ông Llorito chia sẻ: “Tôi vẫn đạp xe đi chợ. Tôi ngại tới các trung tâm mua sắm vì sợ có virus tồn tại trong không khí.”
Mặc dù bị hạn chế thời gian đạp xe, nhưng ông Llorito vẫn thấy vui vì thấy ngày càng nhiều xe đạp lăn bánh trên đường phố.
Số lượng các phương tiện giao thông công cộng hoạt động đã giảm mạnh do Philippines tiến hành áp đặt lệnh phong tỏa nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Hàng trăm nghìn người dân nước này đang dần chuyển sang sử dụng xe đạp để tới những nơi họ cần đến.
Vì thế, xe đạp được bán chạy “như tôm tươi”. Ở nhiều cửa hàng xe đạp cao cấp, các kệ hàng cũng trống trơn…
Tại một cửa hàng nhỏ ở quận La Loma, thủ đô Manila, các mẫu xe mới được bổ sung liên tục mỗi tuần do tình trạng cầu vượt quá cung. Những chiếc xe đạp có giá trung bình từ 5.000-7.000 peso (2,3-3,3 triệu đồng) bán chạy nhất.
“Chúng tôi bán được 7-10 chiếc xe đạp mỗi tuần, nhiều hơn trước đây rất nhiều,” Dianne Barino, 21 tuổi, nhân viên cửa hàng chia sẻ.
Không chỉ xe đạp, mũ bảo hiểm cũng “cháy hàng”.
“Cửa hàng chúng tôi bán được khoảng 100 chiếc mũ bảo hiểm mỗi tuần.”
Để tìm được một bộ phanh và yên xe giữa mùa dịch bệnh, ông Llorito phải tốn công sức hơn trước rất nhiều. Ông phải đi tới 4 cửa hàng chuyên cung cấp phụ tùng xe đạp.
“Bạn có thể dễ dàng tìm mua các phụ tùng này trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Nhưng giờ thì buộc phải ghi tên vào danh sách và chờ đợi,” ông Llorito phản ánh.
Theo một thống kê, có tới 75% người dân Manila không đủ tiền mua ô tô hay xe máy. Trong bối cảnh các dịch vụ công cộng là xe buýt và tàu hỏa đang bị hạn chế thì lựa chọn duy nhất với nhiều người để tới nơi làm việc hay các cửa hàng tạp hóa là đi bộ hoặc đạp xe. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mọi người thường chuộng đi xe đạp hơn.
Theo nghiên cứu chuyên sâu của Tập đoàn iPrice (Malaysia), số lượng người dân Philippines tìm mua xe đạp trực tuyến trong tháng 6 cao hơn gấp 3 lần so với thời điểm tháng 4. Trong khi đó, các nội dung tìm kiếm trên Google về xe đạp điện và xe máy điện cũng đã tăng lên tới 189%.
Những người yêu thích xe đạp như ông Llorito hi vọng, niềm hứng khởi mới dành cho xe đạp sẽ được người dân Philippines duy trì sau khi đợt bùng phát dịch Covid-19 được đẩy lùi. Theo ông, đại dịch toàn cầu này đã thúc đẩy chính quyền đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ những người đi xe đạp.
Hiện tại, nhiều làn đường đã được thiết kế dành riêng cho xe đạp dọc theo các tuyến đường cao tốc, các trung tâm mua sắm đã bố trí các bãi đỗ cho xe đạp.
Ông Llorito hy vọng các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục đầu tư hơn nữa.
Ông cũng tin tưởng rằng đi đạp sẽ không chỉ đơn giản là niềm hứng thú, thói quen hàng ngày mà trở thành một phong cách sống của người dân Philippines, ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát và các phương tiện giao thông công cộng có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của họ.
“Việc đạp xe luôn đem lại cho chúng ta niềm vui giản đơn trong cuộc sống, nó mang lại cảm giác tự do và trải nghiệm tuyệt vời với mỗi hành trình.”
Ngày 14/9, Bộ Y tế Philippines thông báo đã ghi nhận thêm 4.699 ca mắc mới Covid-19, mức cao nhất trong vòng nửa tháng qua, cùng với 259 ca tử vong mới. Như vậy, tính đến nay, nước này có 265.888 ca nhiễm, cao nhất khu vực Đông Nam Á; trong đó có 4.630 ca tử vong. Số ca bình phục hiện là 186.058 ca. Thủ đô Manila vẫn đang là tâm dịch ở Philippines.
Bên cạnh những sản phẩm như ô tô hay xe buýt chạy điện, tâm điểm của sự kiện VinFast vừa diễn ra tại Hà Nội là mẫu xe đạp trợ lực điện.
Có rất nhiều khách hàng khi mua xe đều thắc mắc: xe đạp điện có phải đăng ký hay không. Việc đăng ký xe là cần thiết để tham gia giao thông đúng quy định. Hãy đọc bài viết sau để nắm rõ dòng xe nào cần đăng ký, xe nào không nhé.
Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại là hành vi nguy hiểm, gây cản trở giao thông cho người khác mà pháp luật nghiêm cấm.
Mới đây, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường đã đăng tải trên trang cá nhân hình ảnh một chiếc xe đạp địa hình MTB đang trong quá trình lắp ráp. Dòng xe này có giá bán không dưới 250 triệu đồng, kèm theo những món phụ kiện nâng cấp khiến tổng chi phí của chiếc xe là hơn 500 triệu đồng.
Chiếc xe đạp công cộng ở TP.HCM có biển số đẹp X51H-21.888 đã bị trộm và bán lại cho một người dân khác.