Thông thường, có 8 yếu tố góp phần tạo ra mùi nội thất ôtô, đặc biệt trong giai đoạn đầu sử dụng. Được biết đến với tên gọi tắt là VOCs, hay một nhóm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các yếu tố này gồm: acetaldehyde, acrolein, benzene, ethylbenzene, formaldehyde, styrene, toluene và xylene.
Mùi nội thất xe có thể tạo ra những phản ứng giống bị dự ứng ở một số người, như cay rát mắt, hắt hơi, hoa mắt, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn và đau đầu. Thậm chí tác động còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng từ nhiệt độ và ánh sáng.
Nick Molden, giám đốc điều hành của hãng thử nghiệm và phân tích khí thải Emissions Analytics (Anh) cho biết: "Mùi tỏa ra trong cabin và sau đó vào buổi tối, khi nhiệt độ lạnh hơn, sẽ lưu lại trên bề mặt. Ngày hôm sau, mùi này lại bay ra, hòa trộn vào mọi thành phần của VOCs, tỏa ra rất mạnh dưới ánh nắng, và có thể tồn tại rất lâu trong xe".
Những triệu chứng ảnh hưởng từ mùi nội thất ôtô được báo cáo thường xuyên nhất là ở châu Á. Một khảo sát năm 2005 từ 800 khách hàng mua xe mới ở Hàn Quốc cho thấy, 51,5% trải nghiệm liên quan tới hiện tượng này, được gọi chung là "say xe". Kết quả khiến chính phủ Hàn Quốc đã lập ra các tiêu chuẩn riêng về VOCs vào năm 2007. Những hành động tương tự cũng đã được thực hiện ở Nhật Bản và Nga.
Mùi nội thất xe hơi cũng là một trong những nội dung phổ biến nhất trong các khiếu nại liên quan, nếu không tính là lớn nhất, theo những khảo sát về độ hài lòng khi sở hữu xe mới do J.D. Power Trung Quốc thực hiện. Quốc gia này đã đưa ra hướng dẫn đánh giá chất lượng không khí của ôtô con trong năm 2012.
Đến tháng 7/2021, hướng dẫn trên sẽ trở thành bắt buộc đối với dòng xe 8 chỗ trở xuống, khiến các hãng sẽ phải thay những vật liệu sử dụng hiện nay thành loại không mùi nếu muốn tiếp tục kinh doanh ở Trung Quốc.
Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Âu (UNECE) cũng từng ghi nhận và kiểm tra hiện tượng này từ tháng 11/2014 và nâng cấp hướng dẫn về các tiêu chuẩn chất lượng không khí nội thất ôtô. Hiện chưa được áp dụng ở bất cứ quốc gia nào, nhưng điều này tạo ra một bộ khung sườn giúp các chính phủ ban hành quy định và có thể áp dụng rộng rãi ở thị trường quốc tế.
"Các quy định sẽ khuyến khích giảm việc sử dụng vật liệu có mùi và hóa chất ảnh hưởng tới con người, tăng vật liệu thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng không khí nội thất ôtô", Molden phát biểu.
Đã bao giờ bạn ra đại lý xe, ngồi lên một chiếc ô tô trưng bày tại showroom và ngồi mân mê các chi tiết và dường như quên hết tất cả mọi thứ và chỉ nghĩ đến chiếc ô tô đang ngồi lên?
Hít thở mùi xe mới có thể cho chúng ta cảm giác tự hào về sự mới mẻ của chiếc ô tô nhưng lại đem đến những hậu quả vô cùng tai hại đối với sức khỏe.
Mở cửa chiếc xe mới tinh, lập tức mùi hương nội thất xộc thẳng vào mũi. Có người say đắm như cơn men đầu tiên, số khác lại ghét cay ghét đắng.
Toyota mới đây đã đăng ký bằng sáng chế đối với hệ thống quản lý mùi hương sở hữu nhiều tính năng độc đáo.
Một chiếc xe mới luôn tiềm ẩn những vấn đề về sức khỏe. Một trong những vấn đề quan trọng đó là chất lượng không khí bên trong xe. Qua bài viết này, CafeAuto sẽ tổng hợp phần nào những nguyên nhân và cách khắc phục những vấn đề về mùi xe.