Tình trạng giao thông ở Indonesia còn tệ hơn Việt Nam vào giờ cao điểm.
Theo đó, Bộ Năng lượng Indonesia, cho biết đây là một phần trong chiến dịch của quốc gia này với mục tiêu giúp phương tiện giao thông thân thiện hơn với môi trường, một phần khác đó là chuyển đổi ô tô sang chạy điện.
Trước mắt, vấn đề cần giải quyết được đặt ra đó là xử lý dần các loại phương tiện phổ biến là xe máy và hiện tại khởi động chương trình này đã chuyển đổi thành công 10 xe máy, tiến tới tháng 11 nước này sẽ có thêm 90 chiếc xe máy điện được đưa vào hoạt động trên đường.
Theo chiến lược quốc gia của Indonesia, đến năm 2030 sẽ có 13 triệu xe máy điện và 2,2 triệu ô tô điện trên đất nước và cam kết ngừng tất cả các hoạt động bán xe hoạt động bằng động cơ đốt trong vào năm 2050.
Đối với phương tiện công cộng, Chính phủ nước này cũng nghiên cứu chuyển đổi xe buýt sử dụng nhiên liệu hóa thạch thành xe buýt điện.
Dữ liệu từ Hiệp hội các ngành công nghiệp của Indonesia ghi nhận năm 2019, quốc gia vạn đảo này có 112 triệu xe máy và 15 triệu ô tô hoạt động.
Indonesia là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đồng thời cũng là là một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới đã buộc phải triển khai các kế hoạch dài hơi trong tương lai để giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Nước này cũng có kế hoạch đầy tham vọng khi muốn trở thành trung tâm sản xuất pin và xe điện toàn cầu với việc sở hữu nguồn quặng niken rất lớn – thành phần chính được sử dụng trong công nghệ pin lithium hiện tại.
So sánh với Việt Nam, hiện tại đang có khoảng gần 4,4 triệu ô tô đã được đăng kiểm và gần 45 triệu xe máy. Chính phủ gần đây cũng đã đưa ra các đề xuất nghiên cứu các khoản hỗ trợ đối với lĩnh vực sản xuất xe điện, tuy nhiên vẫn chưa có một dự án chính thức lớn nào được khởi động. Trong khi đó, doanh nghiệp Vinfast đang tỏ ra thức thời khi đã triển khai sản xuất xe điện và dự kiến cung cấp ra thị trường vào cuối năm nay.
Chiếc Rolls-Royce chạy điện đầu tiên mang tên Spectre sẽ cần đến 2 năm nữa để hoàn thành nhưng mới đây, một kỹ sư tại Canada đã hoàn thành chiếc Rolls-Royce Wraith đầu tiên có thể vận hành không cần đến xăng.
Bentley cho biết chiếc sedan siêu sang Flying Spur Hybrid của mình có thể đi được hơn 700 km mới cần nạp lại nhiên liệu và để chứng minh điều đó, hãng đã mang chiếc xe này đi xuyên suốt Iceland bằng nhiên liệu tái tạo và điện, kết quả thậm chí còn ấn tượng hơn.
Được mệnh danh là “xe xanh” và “thân thiện với môi trường”, liệu xe ô tô chạy điện có thực sự xanh như chúng được quảng cáo và có thực sự tốt cho môi trường hơn so với xe dùng động cơ đốt trong truyền thống?
Tesla đang bị điều tra vì vấn đề sản xuất xe hơi không tuân thủ quy định bảo vệ môi trường.
Trong lúc dịch Covid-19 bùng phát trở lại thì việc đảm bảo an toàn, phòng tránh lây nhiễm đối với người thường xuyên sử dụng ô tô là điều cần được nghiêm túc thực hiện.