Sau khi bê bối dieselgate được phát hiện vào năm 2015, tập đoàn xe hơi của Đức đã hứng chịu rất nhiều án phạt với tổng số tiền lên tới 30 tỷ USD, chưa kể các chi phí liên quan tới thu hồi và khắc phục.
Bên cạnh đó, rất nhiều nhân vật cấp cao tại tập đoàn này có liên quan tới vụ việc đã bị bắt giữ. Đáng nói nhất chính là việc hình ảnh của VW AG cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, liệu đó có phải là tất cả?
Hai tờ bao nổi tiếng của Đức là Spiegel và Handelsblatt mới đây đã tiếp tục phanh phui một scandal khủng khiếp khác của VW. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2006-2018, đã có khoảng 6700 chiếc xe thuộc phiên bản tiền sản xuất (chưa được hoàn thiện để lên dây chuyền) được tiêu thụ tại thị trường Mỹ và châu Âu.
Trong số này, khoảng 4000 chiếc xe thử nghiệm đã tới tay khách hàng nội địa, 2700 chiếc còn lại được bán ra tại các quốc gia châu Âu khác và Mỹ. Một người phát ngôn của VW đã xác nhận thông tin nói trên và một thông báo triệu hồi lô xe này đã được đưa ra.
Còn theo tài liệu nội bộ của VW, tổng số xe thử nghiệm đã được bán ra lên tới 17.000 chiếc, gần gấp 3 lần số lượng xe được triệu hồi. Tuy chỉ bằng một phần rất nhỏ nếu so sánh với con số 11 triệu từ vụ dieselgate nhưng chừng đó cũng đủ để tạo thêm một vết nhơ rất khó gột rửa khác dành cho uy tín của tập đoàn VW vốn đã bị hủy hoại nặng nề.
Những chiếc xe nói trên chỉ là các model để giới thiệu và thử nghiệm cho những sản phẩm mới trước khi được sản xuất số lượng lớn. Và đúng ra, chúng đã bị thải loại theo đúng quy trình. Nhưng bất chấp mọi quy định và sự an toàn của khách hàng, VW vẫn bán lén những chiếc xe như vậy dưới dạng xe mới hoặc xe đã qua sử dụng. Điều này một lần nữa cho thấy thái độ coi thường cả người tiêu dùng lẫn giới chức quản lý của VW AG.
Đáng nói hơn, Herbert Diess - CEO của VW AG đã biết được vụ việc này kể từ tháng 7 năm 2016 khi ông còn điều hành thương hiệu Volkswagen. Vậy mà phải hơn 2 năm sau, gã khổng lồ này mới chịu thông báo tới giới chức của Đức và các khách hàng. Người phát ngôn từ VW cho biết họ không nhận được báo cáo nào liên quan tới các vụ tai nạn đối với những chiếc xe nêu trên.
Dù sao, đợt triệu hồi vẫn được thực hiện nhằm kiểm tra các nguy cơ mất an toàn tiềm tàng và đánh giá khoảng cách giữa chúng so với những chiếc xe đạt chuẩn.
Theo Carscoops, một số chiếc xe chỉ cần nâng cấp phần mềm hoặc thay thế hệ thống định vị là có thể tiếp tục sử dụng. Còn với những chiếc xe có khoảng cách quá lớn so với phiên bản sản xuất, chúng sẽ ‘yên nghỉ’ tại các bãi xử lý.
Theo truyền thông Đức, Porsche đã tiến hành một cuộc điều tra nội bộ nhằm vào các dấu hiệu can thiệp trái phép với một số mẫu xe chạy xăng.
Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa quên bê bối gian lận khí thải Dieselgate đã khiến cho tập đoàn VW phải điêu đứng thế nào vì các án phạt chưa từng có tiền lệ.
Nhà chế tạo ô tô Volkswagen (VW) của Đức ngày 16/10 cho biết Audi AG - công ty con của VW - đã chấp nhận nộp phạt 800 triệu euro (927 triệu USD) để khép lại cuộc điều tra về gian lận khí thải.
Nissan đã thừa nhận rằng việc thử nghiệm về khí thải cho các loại xe được chế tạo trên khắp nước Nhật Bản là hoàn toàn sai lệch.
Ngày 19/6, ban quản trị của Audi AG của Đức - công ty con của Tập đoàn Volkswagen đã công bố quyết định tạm thời chuyển trách nhiệm giám đốc điều hành cho ông Abraham Schot.