Các dữ liệu từ công ty tư vấn AlixPartners chỉ ra rằng chi phí nguyên liệu thô danh cho một chiếc ô tô bình quân ở mức 8.255 USD/chiếc. Mức này đã tăng về giá trị tuyệt đối là 3.382 USD/chiếc, tương đương với 140% so với tại thời điểm cách đây 2 năm.
Các nhà sản xuất ô tô đã tăng giá bán xe đáng kể trong đó xe điện đang là loại xe tăng giá cao nhất do các kim loại dành cho bộ phận pin tăng cao. Nguyên liệu thô để sản xuất một chiếc xe điện là cao gần gấp rưỡi cho so xe chạy xăng.
Đơn cử như hãng Tesla đã tăng giá trên tất cả các mẫu xe tại Mỹ, trong đó chiếc Model X tăng hơn 6.000 USD/chiếc, nhưng không phải là tăng giá đã là ổn khi Tesla vẫn đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt chip vì đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và sa thải nhân viên.
Tesla Model X tăng giá mạnh là hình ảnh tiêu biểu cho ngành xe hơi chạy điện.
Các mẫu xe điện của Ford và công ty khởi nghiệp đang nổi như cồn là Rivian cũng đã tăng giá bán xe đáng kể.
Nguyên nhân chủ yếu khiến giá nguyên liệu thô tiếp diễn đà tăng sau dịch Covid là chiến sự đang diễn ra tại Ukraine. Các lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây nhắm vào Nga đã đẩy nguồn cung các mặt hàng kim loại cần thiết cho ngành công nghiệp ô tô tăng vọt vì Nga đang là quốc gia cung cấp hàng đầu thế giới về Coban, Niken và Pladium.
Giá thành sản xuất xe điện tăng vọt khiến các kế hoạch chuyển đổi sang xe điện nhằm giảm khí thải đã gặp thách thức khi người tiêu dùng khó tiếp cận hơn với sản phẩm giá cả phải chăng. Trang mua bán xe hơi Edmunds cho biết, giá một chiếc xe điện bình quân là 60.000 USD trong tháng 2 đã tăng lên 61.000 USD/chiếc vào tháng 5 vừa qua – khoảng thời gian trùng khớp kể từ khi Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào ngày 24/2.
Tại Việt Nam, chưa nói đến xe điện thì trong thời gian vừa qua hàng loạt hãng xe ô tô cũng như xe máy đang hoạt động trong nước cũng thông báo điều chỉnh giá bán lẻ đề xuất với lý do thiếu hụt nguyên vật liệu.
Một số mẫu xe gặp khó khăn trong nguồn cung sản xuất đã phải dừng bán hoặc ngừng nhận đơn đặt hàng. Ví dụ như đại diện phân phối xe Hyundai sẽ tạm dừng sản xuất và phân phối mẫu xe Kona và chỉ còn bán nốt số lượng xe còn tồn đọng và chưa biết bao giờ sẽ bán lại mẫu xe này.
Toyota Việt Nam dừng nhận cọc khách hàng muốn sở hữu Land Cruiser 300.
Toyota thì thông báo các đại lý dừng nhận đặt cọc mẫu xe Land Cruiser LC300 vì chưa có lịch cung cấp xe từ hãng, do vậy nếu nhận cọc mà không xác định được thời gian giao hàng cũng tương tự như lừa dối khách hàng.
Toyota Việt Nam cho biết, hãng đang gặp vấn đề về nguồn cung đối một số mẫu xe trong đó có Land Cruiser 300 do thiếu hụt một số linh kiện sản xuất.
Giới chuyên gia đánh giá tình trạng khan hiếm nguồn cung nguyên liệu sẽ còn khiến đà tăng giá của ô tô trong đó đặc biệt là ô tô điện sẽ kéo dài đến tận năm 2024, đồng thời nó sẽ phụ thuộc lớn vào tình hình chiến sự tại Ukraine và nếu không có dấu hiệu hạ nhiệt thì hậu quả sẽ còn kéo dài hơn nữa.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Với mức giảm còn tốt hơn cả ưu đãi phí trước bạ từ Chính phủ, nhưng hiện nay nhiều đại lý đã bắt đầu cắt giảm khuyến mãi với nhiều lí do khác nhau.
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Thị trường xe ô tô giá rẻ của Việt Nam ngày càng sôi động khi có nhiều mẫu xe ra mắt, gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng.