Mới đây, tại TP.HCM, đại diện Trung tâm Phát triển EV đã giới thiệu các loại xe ô tô điện mà Trung tâm đang triển khai, nhằm tìm kiếm đối tác để phát triển tại thị trường Việt Nam.
Sử dụng ô tô chạy điện sẽ là xu thế trong tương lai gần (Ảnh: C.C)
Ông Sato Kazunobu, Giám đốc Trung tâm EV cho biết, tháng 10/2010, Trung tâm Phát triển EV đã hoàn thành việc cải tạo xe ô tô thường thành xe ô tô điện trọng tải nhẹ (chở khách).
Tiếp đó, tháng 6/2011, Trung tâm hoàn thành việc cải tạo xe tải nhẹ chở hàng. Đến tháng 1/2012, Trung tâm EV hoàn tất và bàn giao chiếc xe cải tạo đầu tiên cho khách hàng.
Không dừng lại ở đó, từ tháng 7/2011, Trung tâm EV đã triển khai chế tạo xe tải kéo chạy bằng điện. Dự kiến, dòng xe này sẽ được thương mại hóa vào năm 2017. Ngoài ra, Trung tâm EV còn triển khai nghiên cứu xe máy chở hàng chạy bằng điện, dự kiến hoàn thành chế tạo thử trong năm nay.
Theo ông Sato Kazunobu, trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu sử dụng xe ô tô chạy bằng điện ở các nước đang tăng mạnh, do doanh nghiệp vận tải gặp những khó khăn về chi phí tăng do giá nhiên liệu hóa thạch tăng, phải giảm tác động đến môi trường (giảm khí CO2), doanh thu giảm do cạnh tranh với các loại hình vận tải khác… “Cơ hội là vậy, nhưng chưa có công ty nào tung các sản phẩm xe tải chạy bằng điện ra thị trường”, ông Sato Kazunobu cho biết.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp ô tô được khuyến khích kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường. Ông Nguyễn Việt Phương, Tổng giám đốc Công ty Ô tô Việt Phương (Vũng Tàu) cho biết, nhu cầu xe ô tô thân thiện môi trường tại Việt Nam chắc chắn sẽ tăng, do đó Công ty Việt Phương rất quan tâm và mong muốn được làm đại lý kinh doanh các dòng xe ô tô sử dụng động cơ chạy bằng điện.
Tương tự, ông Trần Đức Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Máy xây dựng VITRAC (tại Khu công nghiệp Sonadezi, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, Công ty có hệ thống phân phối các dòng xe tải chuyên trộn bê tông, phục vụ các công trình xây dựng. “Các dòng xe tải thường thải ra lượng khí thải nhiều, ảnh hưởng tới môi trường, vì thế, việc phát triển xe mô tô điện là phù hợp. Chúng tôi mong muốn hợp tác với các nhà sản xuất xe mô tô điện để phục vụ thị trường TP.HCM”, ông Trần Đức Dũng nói.
Cũng phải nói thêm, hiện nay, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa phát triển, dù tiềm năng thị trường tiêu thụ lớn. Hầu hết các dòng xe ô tô tại Việt Nam đều là xe ngoại nhập từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Riêng đối với các dòng xe vận tải, xe Hyundai (Hàn Quốc) đã chiếm tới 70%. Những năm trước, Việt Nam thường nhập xe từ Nhật Bản (khoảng 70%), song gần đây, các dòng xe Hàn Quốc lại chiếm ưu thế.
Do vậy, việc doanh nghiệp Nhật Bản muốn phát triển dòng xe ô tô điện tại Việt Nam được xem là nhạy bén và khá phù hợp với xu hướng thế giới, đồng thời thu hút sự quan tâm tham gia của không ít doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, hạn chế của xe ô tô điện (các loại) là cự ly vận hành ngắn (dưới 100 km/ngày); pin lithium đắt tiền; trọng lượng xe tăng khi lắp pin, nên ảnh hưởng đến tải trọng của xe. Về vấn đề này, ông Sato Kazunobu cho biết, Trung tâm EV đang dự kiến nâng cao công suất pin lên gấp rưỡi so với hiện nay.
Về hiệu quả, ông Sato Kazunobu cho biết, xe ô tô chạy 100% động cơ điện sẽ tiết kiệm được 15% chi phí so với sử dụng xăng. “Những doanh nghiệp Việt Nam nào sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thì chúng tôi mong muốn được hợp tác”, ông Sato Kazunobu nhấn mạnh.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hiện nay, người tiêu dùng đang quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các sản phẩm có nguồn năng lượng xanh. Thị trường ô tô cũng không ngoại lệ, những mẫu xe ô tô sử dụng động cơ điện đang dần thay thế cho động cơ xăng.
Hiện nay, người tiêu dùng đang quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các sản phẩm có nguồn năng lượng xanh. Thị trường ô tô cũng không ngoại lệ, những mẫu xe ô tô sử dụng động cơ điện đang dần thay thế cho động cơ xăng.
Nhờ những cải tiến trong công nghệ sản xuất, tuổi thọ pin ô tô điện ngày càng được tăng cao. Nếu người dùng sử dụng đúng cách, tuổi thọ trung bình của pin có thể kéo dài từ 10 - 12 năm.
So với sạc chậm và sạc nhanh thông thường, sạc siêu nhanh có tốc độ sạc nhanh hơn rất nhiều (gấp 2 - 3 lần). Tốc độ còn ngoạn mục hơn với các bộ sạc siêu nhanh, có thể lên đến 250 kW, thậm chí 350 kW.