Các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hoạt động sản xuất bị đình trệ tại rất nhiều quốc gia trong khi thị trường chứng khoán liên tục lao dốc, cuốn phăng vài trăm tỷ ‘đô’ của các nhà đầu tư. Trong số các đối tượng chịu tác động nghiêm trọng nhất, không thể không kể đến các nhà sản xuất ô tô.
Riêng về mặt vốn hóa thị trường, tập đoàn Daimler đã mất 11% giá trị, tương tự là BMW mất 12% và VW mất 13%. Tập đoàn PSA (Pháp) còn giảm tới 16% giá trị nhưng vẫn chưa thể thảm bằng người đồng hương Renault khi ‘bay hơi’ 20%.
Chỉ riêng trong tháng 2 khi dịch bệnh lan tràn khắp Trung Quốc và đặc biệt là tại Vũ Hán, các ông lớn trong ngành ô tô đã phải tạm đóng cửa các nhà máy của mình đặt ở quốc gia này, đồng thời chịu thiệt hại nặng nề khi doanh số bán ra giảm mạnh. Cũng từ sự việc này, chuỗi cung ứng của toàn ngành đã bị đình trệ và khiến cho các nhà máy dù đặt ở những quốc gia khác cũng bị đóng cửa hoặc giảm cường độ hoạt động, cụ thể là tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đến khi Covid-19 tấn công châu Âu và biến nơi đây thành tâm dịch mới, họ lại tiếp tục đón nhận những cú đánh trời giáng của mẹ thiên nhiên. Các sự kiện truyền thông đồng loạt bị hủy bỏ. Trong khi đó, hàng loạt nhà máy trên khắp châu Âu đã được lệnh đóng cửa, tạm dừng hoạt động để ngăn ngừa virus lây lan.
Ngay từ hôm 15/3, tập đoàn Fiat-Chrysler (FCA) đã ra thông báo đóng cửa các cơ sở sản xuất ở Ý, Serbia và Ba Lan. Công ty sản xuất phanh Brembo cũng buộc phải đưa ra động thái tương tự. Sang đến ngày 16/3, đến lượt Ford thông báo dừng hoạt động của cơ sở sản xuất tại Tây Ban Nha sau khi một công nhân được phát hiện đã nhiễm virus. Còn tập đoàn PSA (Pháp) thậm chí còn đóng cửa mọi nhà máy tại châu Âu.
Nhưng vào hôm (17/3), Ford đã có quyết định mới khi dừng mọi hoạt động sản xuất ở lục địa già kể từ ngày 19/3 và chưa rõ thời hạn tái khởi động. Cùng với đó, hầu hết các nhà máy của tập đoàn VW tại khu vực cũng đã bị đóng cửa.
Sang đến ngày 18/3, danh sách các nhà máy sản xuất ô tô tạm ngừng hoạt động tiếp tục nối dài. Cụ thể, cả BMW và Toyota đều đồng loạt ra thông báo đóng cửa toàn bộ cơ sở trên toàn lãnh thổ châu Âu. Thậm chí, nhà máy của BMW tại Nam Phi cũng bị liên đới. Trong khi đó, Porsche cũng cho biết sẽ tạm ngừng sản xuất trong vòng ít nhất 2 tuần ở hai nhà máy trên đất Đức.
Ở bên kia bờ đại dương, liên đoàn công nhân ô tô Mỹ cũng đã kêu gọi các ông chủ đưa ra lệnh tạm dừng hoạt động để phòng tránh dịch. Và theo thông tin mới nhất, bộ 3 quyền lực tại Detroit (big three) đã tuyên bố tạm đóng cửa các nhà máy đặt trên toàn khu vực Bắc Mỹ. Quyết định tương tự cũng đã được Honda đưa ra vào ngày hôm qua. Tesla thì vẫn mở cửa nhà máy ở California bất chấp lệnh phong tỏa. Dù vậy, CEO Elon Musk cho biết công nhân có thể nghỉ làm nếu thấy không ổn.
Không chỉ tạm dừng hoạt động sản xuất, các triển lãm xe hơi cũng đã bị hủy do lo ngại dịch bệnh. Tiêu biểu nhất có lẽ Geneva Motor Show – triển lãm uy tín bậc nhất trong ngành ô tô. Ngoài ra còn có triển lãm xe hơi New York hay Bắc Kinh. Để đảm bảo kế hoạch, các hãng xe đã lựa chọn phương thức công bố online để quảng bá cho các sản phẩm mới của mình. Nhưng bên cạnh đó, không ít model đã bị lùi thời điểm ra mắt.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các giải đua xe như F1 hay đua xe đường trường WRC. Tất cả đều đã bị hoãn vì lo ngại virus Covid-19. Thậm chí, chặng đua mở màn của mùa giải F1 cũng chỉ bị hủy ít ngày trước khi diễn ra sau khi phát hiện một thành viên trong đội đua McLaren bị nhiễm bệnh.
Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (HACINCO) Nguyễn Văn Thanh, người từng bị cách chức do vi phạm nghiêm trọng công tác phòng chống dịch Covid-19 - hiện đã được "phục chức".
Bộ Tài Chính sẽ giảm 34 khoản phí, lệ phí trong đó có có phí sử dụng đường bộ cho ô tô từ ngày 1/1/2022 cho đến hết 30/6/2022.
Để thỏa mãn niềm mơ ước sở hữu siêu xe, một người đàn ông ở bang Texas (Mỹ) đã phải “trả giá” bằng án tù 9 năm khi lợi dụng quỹ cứu trợ Covid-19.
UBND TP.HCM kiến nghị Bộ GTVT gia hạn thời hạn của giấy chứng nhận sức khỏe cộng thêm thời gian TP thực hiện giãn cách xã hội.
Theo quy định mới, từ ngày 25/10, hành khách đi máy bay và tàu hỏa không phải kê khai bản cam kết phòng, chống dịch Covid-19 như trước đó.