Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 120/2021/TT-BTC quy định mức thu một số một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo thông tư này, sẽ có 34 khoản phí, lệ phí đang được giảm tại kỳ cuối năm 2021 và được tiếp tục duy trì giảm trong 6 tháng đầu năm 2022.
Trong 34 loại phí, lệ phí này có phí sử dụng đường bộ với ô tô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải sẽ được giảm 30% so với mức quy định tại Thông tư 70/2021 của Bộ Tài chính. Còn xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo được giảm 10%.
Đối với xe ô tô chuyển từ không kinh doanh vận tải sang kinh doanh vận tải trong thời gian thông tư có hiệu lực, thời điểm xe được áp dụng chính sách giảm phí sử dụng đường bộ được tính từ ngày ô tô được ghi nhận theo chương trình quản lý kiểm định của Cục đăng kiểm.
Còn với xe ô tô đã nộp phí theo mức phí quy định tại Thông tư số 70/2021 của Bộ Tài chính cho khoảng thời gian có hiệu lực của Thông tư 120/2021, sẽ được bù trừ số tiền phí chênh lệch vào số phí phải nộp của chu kỳ tiếp theo. Đơn vị đăng kiểm sẽ chịu trách nhiệm tính bù trừ tiền phí cho chủ xe vào chu kỳ tiếp theo.
Trong năm 2021, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 47/2021 nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với mức giảm phí sử dụng đường bộ tương tự như Thông tư 120/2021 nhưng có hiệu lực ngắn hơn khi có thời hạn đến hết 31-12-2021.
Hiện tại mức phí sử dụng đường bộ được áp dụng với một số loại phương tiện theo quy định tại Thông tư 70/2021 được quy định như sau:
Loại xe |
Mức phí hàng tháng (Đvt: đồng) |
|
130.000 |
|
180.000 |
|
270.000 |
|
390.000 |
|
590.000 |
Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (HACINCO) Nguyễn Văn Thanh, người từng bị cách chức do vi phạm nghiêm trọng công tác phòng chống dịch Covid-19 - hiện đã được "phục chức".
Theo quy định mới, từ ngày 25/10, hành khách đi máy bay và tàu hỏa không phải kê khai bản cam kết phòng, chống dịch Covid-19 như trước đó.
Đà Nẵng vận động 8 xe máy mới để đổi cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn, xe không đảm bảo an toàn khi đi trên đường về quê.
Sau trận lây lan dịch bệnh căng thẳng này, nhiều người sẽ có cái nhìn khác hơn, thân thiện hơn với những chiếc bán tải bởi họ đã và đang tiếp sức cho rất nhiều các tỉnh thành chịu ảnh hưởng của dịch COVID -19.
Đội ngũ shipper đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam, bất chấp những hiểm nguy do dịch COVID-19 gây ra trong suốt 2 năm vừa qua. Đây là sự phát triển không thể tránh khỏi khi cả người dân, chính quyền và doanh nghiệp đều cần đến lực lượng shipper chuyên nghiệp để ứng phó với tác động của đại dịch.