Ô tô nhập khẩu tại một cảng biển ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
Từ các nguồn tin trong ngành và từ các số liệu thống kê tình hình sát nhập và mua bán doanh nghiệp (M&A)..., hãng tin Reuters phát hiện ra rằng số tiền giới đầu tư Trung Quốc đổ vào lĩnh vực ô tô ở châu Âu đang tăng lên, trong khi vào Mỹ giảm xuống.
Trong 5 tháng đầu năm nay, Mỹ chiếm 26% tổng số thương vụ đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực ô tô, giảm so với mức 31% của cùng kỳ năm 2016 và 2017.
Washington cho biết sẽ yêu cầu Ủy ban đầu tư nước ngoài của Mỹ (CFIUS) mở rộng điều tra các thương vụ đầu tư, vì mối nguy an ninh quốc gia, để hạn chế việc phía Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ.
Giám đốc phụ trách M&A châu Á của UBS - ông Samson Lo cho biết các nhà sản xuất ô tô lớn của Trung Quốc không coi Mỹ là lựa chọn khả thi để tiến hành các thương vụ ở nước ngoài.
“Câu trả lời tức thì là: ‘Tôi không nghĩ môi trường hiện nay ở đó phù hợp với mình’,” ông Lo nói.
Chuyên gia Charlie Simpson của tập đoàn chiến lược toàn cầu KPMG đồng tình với nhận xét này, và cho biết thêm rằng trong bối cảnh mọi thứ bị siết chặt ở Mỹ, thì đối với Trung Quốc, châu Âu là thị trường ngoại tiềm năng nhất.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Thị trường ô tô đang hứa hẹn "dậy sóng" với loạt thương hiệu Trung Quốc tung dự án lắp ráp, phân phối. Nhiều doanh nghiệp cũng đang rầm rộ triển khai phân phối tại Việt Nam.
Thị trường ô tô Việt Nam chuẩn bị đón một loạt thương hiệu mới, đa số đến từ Trung Quốc với dải sản phẩm xe điện giàu tính cạnh tranh, từ giá rẻ cho đến tiền tỷ.
Đối thủ nặng ký của Tesla xác nhận rằng Việt Nam sẽ trở thành một trong những địa điểm sản xuất xe điện của hãng tại Đông Nam Á.
Thị trường Việt Nam chuẩn bị đón nhận nhiều thương hiệu ô tô mới, trong đó nổi bật là các hãng đến từ Trung Quốc. Dự kiến mở bán từ năm 2023, gồm cả ô tô động cơ đốt trong và xe thuần điện.