2015 là thời điểm ngành công nghiệp ô tô thế giới tiếp tục chứng kiến rất nhiều đợt thu hồi trên diện rộng, nảy sinh từ những nguyên nhân khác nhau, của các hãng xe khác nhau. Có thể kể đến vụ thu hồi các dòng xe được trang bị động cơ diesel của Volkswagen, thu hồi do lỗi túi khí trên nhiều hãng xe như Toyota, BMW, Hyundai…
Tuy nhiên, với đợt “thu hồi” số lượng một, hai hoặc vài chiếc thì quả là “lạ” so với hàng nghìn hay hàng triệu chiếc xe bị gắn mác “thu hồi” tương tự.
Thu hồi… 2 chiếc Porsche Cayenne
Chiến dịch thu hồi của Porsche được đưa ra sau khi phát hiện lỗi sản xuất trên hai chiếc Cayenne Diesel và Cayenne S. Trong khi chúng chỉ cần thêm một hệ thống treo và một số ốc vít siết chặc hơn là đủ, nhưng hãng này vẫn chu đáo đưa ra công văn chính thức về đợt triệu hồi. Đối với nhiều người, gọi “thu hồi” là hơi quá, nhưng với thương hiệu xe hạng sang của Đức, uy tín là điều quan trọng. Hơn nữa, Porsche Cayenne đang là một trong những mẫu xe ăn khách nhất của hãng, vì thế hành động này của Porsche cũng là điều dễ hiểu để người tiêu dùng thấy được sự “chuyên nghiệp” của mình.
1 chiếc cũng thu hồi
Rolls-Royce Ghost, mẫu xe “dưới một, trên vạn” bị thu hồi vào tháng 11 với nguyên nhân được hãng này đưa ra là do túi khí ở cả hai ghế trước không đáp ứng được mức độ hấp thụ lực va chạm, không đủ khả năng bảo vệ hoặc xấu hơn có thể gia tăng chấn thương cho người ngồi phía trước khi tai nạn xảy ra. Chỉ một chiếc nhưng cũng phải thu hồi, thương hiệu siêu sang đẳng cấp nhất thế giới cho thấy trách nhiệm và sự quan tâm tuyệt đối với người tiêu dùng.
Thiếu sót hay lỗi?
Audi Q3 2015 là mẫu xe buộc phải tiến hành thu hồi bằng một lý do “lạ lùng”. Đối với Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), nếu bạn tắt máy trong lúc cửa số trời đang đóng lại nhưng nó không ngừng theo, điều này gây nguy hiểm cho con người tùy trường hợp. Mặc dù nhiều người cho rằng đây là thiếu sót của một tính năng cần bổ sung chứ không phải lỗi, nhưng NHTSA lại không nghĩ như vậy. Kết quả là 3.646 chiếc Audi Q3 2015 phải thu hồi và cần thêm một phần mềm chức năng để “khắc phục” lỗi này.
Sai sót nhỏ, hậu quả lớn
Tesla, hãng xe đang đi đầu thế về ô tô chạy điện đã gặp phải một sai sót nhỏ nhưng gây “hậu quả” nghiêm trọng. Một khách hàng gửi đến thông tin phản hồi về dây đai an tàn không được lắp đúng cách trên Tesla Model S. Ngay lập tức, hãng này tiến hành kiểm tra 30.000 chiếc xe khác để tìm hiểu sự việc nhưng không phát hiện trường hợp tương tự. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, một đợt thu hồi trên phạm vi toàn thế giới đã được Tesla tiến hành với số lượng gấp 3 lần con số kiểm tra ban đầu.
Rắc rối vì luật
Cadillac ATS cũng gặp vấn đề về “lỗi” tương tự như Audi Q3. Cửa sổ trời khi đóng lại và người điều khiển muốn dừng nhưng không thể khi nó đang hoạt động, điều này là không chấp nhận được, ít nhất là đối với NHTSA. Vào tháng 2, Caddilac phải tiến hành thu hồi và cài đặt thêm công cụ điều khiển mới để kiểm soát chức năng đóng mở cửa sổ trời đối với các mẫu xe đời 2013 - 2015. Tới tháng 7, đợt thu hồi lần thứ hai trong năm được tiến hành và thậm chí Caddilac phải ngưng bán các mẫu xe đời 2016 để sửa chữa.
Theo quy định mới tại Thông tư 24/2023/TT-BCA thì sau ngày 15/8/2023 sẽ có đến 8 trường hợp thu hồi chứng nhận đăng ký, biển số xe.
Hãng xe Hàn Quốc lại phải ra thông báo triệu hồi lần 2 đối với cùng một vấn đề khi mẫu Ioniq hybrid vẫn có khả năng cháy.
Sau khi công bố Concept Hornet mới tại Eicma tháng 11/2021, Honda đã liên tục phát triển dự án ‘hồi sinh’ của mình. Honda Hornet đang được phát triển tại trung tâm R & D châu Âu của Honda tại Rome. Mẫu xe mới sẽ được thiết kế bởi nhà thiết kế của ADV 350- Giovanni Dovis
Các cơ quan quản lý sẽ mạnh tay để xử lý các phương tiện giao thông hết niên hạn sử dụng trong thời gian tới đây. Người sử dụng sẽ bị phạt tiền đồng thời tước giấy phép lái xe trong một thời gian.
Các chủ sở hữu siêu xe thường không quan tâm đến mức tiêu thụ nhiên liệu bởi đặc thù “uống xăng như uống nước” thế nhưng bộ đội Ferrari Portofino và 812 Superfast phải triệu hồi vì liên quan đến vấn đề trên.