Được biết đến là một trong những sự kiện lâu đời cũng như mong chờ trong năm của của ngành công nghiệp xe hơi ở châu Âu và trên thế giới, triển lãm ô tô Quốc tế Geneva - GIMS ra đời từ năm 1905 này cũng vừa trở lại vào năm 2024 kể từ khi tạm dừng hoạt động trong các năm 2020 đến 2023.
Tuy nhiên, mới đây ban tổ chức của triển lãm ô tô Quốc tế Geneva là Ủy ban thường trực của Triển lãm ô tô Quốc tế (CPSIA) cho biết từ năm 2025, sự kiện thường niên này sẽ không còn được tổ chức tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ.
Theo lý giải, nguyên nhân được cho là các ảnh hưởng từ đại dịch toàn cầu vẫn còn các dư âm lớn, sự chuyển biến mạnh mẽ của toàn ngành ô tô. Ngoài ra các hãng xe đều có xu hướng tự tổ chức ra mắt xe mới trực tiếp tại những sự kiện riêng, thông qua các kênh trực tuyến thay vì mang tới triển lãm.
Thêm nữa, việc chấm dứt tổ chức GIMS cũng một phần đến từ việc các thương hiệu có quy mô vừa và nhỏ cũng đang gặp khó khăn tài chính. Bên cạnh đó các triển lãm khác từ Paris và Munich có sự vươn lên nhờ sự ưu ái từ ngành công nghiệp nội địa cũng khiến cho sự kiện Geneva không còn được ưa chuộng.
Tại kỳ GIMS 2024 vừa được tổ chức gần đây nhất cũng cho thấy sự kiện này không còn “nhiệt” như trước bởi sức hút và quy mô có phần giảm mạnh khi chỉ 1 hội trường của trung tâm triển lãm Palexpo được sử dụng thay vì 7 hội trường như trước.
Ngoài ra số lượng hãng xe tham gia cũng rút bớt với số lượng chỉ 23 nhà sản xuất trong đó chỉ có vài hãng xe thực sự có tên tuổi như Renault, MG, Lucid, BYD. Các hãng còn lại chủ yếu là các hãng mới thành lập hoặc hướng tới thị trường ngách và đa số là hãng xe Trung Quốc.
Các thống kê cho thấy GIMS 2024 cũng chỉ đạt 168.000 người, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu 200.000 của sự kiện. Trước đó sự kiện này từng có tới 120 đơn vị tham gia cùng 600.000 khách tham quan. Trong tương lai có thể ban tổ chức của GIMS sẽ tổ chức sự kiện tương tự tại Qatar vào tháng 11/2025.
Một số nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp đã tham gia vào các hoạt động mờ ám để tăng lợi nhuận. Khi các biện pháp này được phơi bày ra công chúng, thường sẽ dẫn đến một vụ bê bối lớn. Dưới đây là những vụ bê bối lớn có ảnh hưởng rất lớn tới ngành công nghiệp ô tô thế giới.
Nhà phân phối sản phẩm Zestech đã tổ chức sự kiện gặp gỡ giao lưu với đối tác phân phối và đại lý đồng thời đưa ra công bố gói kích cầu nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn.
Sự phát triển về công nghệ cũng như các biến động về môi trường đã buộc ngành ô tô phải chuyển mình thích nghi nếu muốn tồn tại lâu dài.
Những chính sách mới liên quan đến ngành ô tô có hiệu lực từ năm 2023 như thí điểm đấu giá biển số xe, học lái xe trên cabin mô phỏng,...
Sau thời gian tạm hoãn, Triển lãm ô tô Việt Nam năm 2022 chính thức được khai mạc.