Toyota là hãng xe lâu đời nhất ở Việt Nam và bị dân mạng gọi là “thùng tôn di động” vì thiếu nhiều công nghệ an toàn và giải trí.
Từ tháng 09 đến tháng 10/2021, Deloitte đã khảo sát hơn 26.000 người tiêu dùng tại 25 khu vực địa lý để tìm hiểu các vấn đề khác nhau ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu, bao gồm sự phát triển của công nghệ tiên tiến, tính bền vững.
Trong đó, khu vực Đông Nam Á được Deloitte tiến hành khảo sát có 6 quốc gia bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp bảng hỏi trực tuyến, trong đó người tiêu dùng trong độ tuổi lái xe và được mời hoàn thành bảng câu hỏi qua email.
Mức độ khảo sát từ các quốc gia tiềm năng của khu vực Đông Nam Á về các công nghệ tiên tiến trên xe hơi cho thấy người Việt Nam sẵn sàng “chi đẹp” một số tiền để chiếc xe được hoàn thiện về các công nghệ được trang bị trên ô tô.
Tỷ lệ về số người sẵn sàng chi tiền để nâng cấp chiếc xe ở Việt Nam gần như tuyệt đối và vượt trội ở nhiều mặt so với 5 quốc gia còn lại ở nhiều hạng mục.
Mức độ sẵn sàng chi trả thêm cho một chiếc xe được tích hợp những công nghệ tiên tiến tại các nước ASEAN được khảo sát. Nguồn: Deloitte.
Trong đó, công nghệ an toàn được người Việt Nam quan tâm hàng đầu với tỷ lệ 97% sẵn sàng bỏ tiền ra để có chiếc xe an toàn, sau đó là các mục như công nghệ động cơ thay thế, công nghệ tự điều khiển, công nghệ kết nối và công nghệ giải trí.
So sánh với Singapore – quốc gia phát triển nhất trong khu vực, có thể nhận thấy mức độ chi tiền cho các hạng mục nói trên là không cao và dường như các mẫu xe tiêu chuẩn tại Singapore đều đã có đủ các công nghệ cần thiết nên người tiêu dùng có thể không muốn bỏ thêm tiền ra. Trong khi đó các quốc gia khác có vẻ như sau thời gian dài bị các hãng xe cắt giảm nhiều “options” quan trọng đã muốn có được trải nghiệm khác tốt hơn.
Thực tế suốt nhiều năm qua cho thấy, các hãng xe hoạt động tại khu vực Đông Nam Á muốn giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã cắt giảm nhiều trang bị công nghệ và trang bị an toàn. Các phiên bản xe tiêu chuẩn chỉ dừng lại ở những trang bị an toàn tối thiểu và hầu như vắng bóng các công nghệ hỗ trợ lái nâng cao.
Tỷ lệ người chịu chi cho công nghệ tiên tiến tại Indonesia và Philippines – nơi có văn hoá ô tô khá giống với Việt Nam cũng cao xấp xỉ.
Xu hướng tiêu dùng đối với xe ô tô cũng đã bắt đầu đổi khác khi mà kinh tế được cải thiện, "phú quý sinh lễ nghĩa" thì khách hàng đã quan tâm hơn đến việc mua một chiếc xe để phục vụ cá nhân tốt hơn thay vì chỉ là phương tiện đi lại che mưa, che nắng đơn thuần.
Có rất nhiều loại pin được sử dụng cho ô tô điện và mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Và dưới đây là những loại công nghệ pin phổ biến nhất được trang bị cho xe điện từ ngày đầu đến nay.
Công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh của ô tô điện giúp tối ưu thời gian sạc ngày càng được quan tâm. Qua nhiều công đoạn cải tiến, công nghệ sạc siêu nhanh lần được các hãng xe cho ra đời.
Với công nghệ mới này các xe điện chỉ mất khoảng 3 phút để nạp đầy năng lượng thay vì chờ từ 15 đến 30 phút chỉ để sạc pin.
Có thể hiểu đơn giản, xe máy Hybrid ứng dụng công nghệ cho phép một chiếc xe có thể hoạt động dựa trên sự kết hợp của động cơ xăng và điện.
Tesla đã hợp tác với một số nhà cung cấp để sản xuất ra loại pin cần thiết cho những chiếc xe hơi như Tesla Model Y. Gần đây, các chuyên gia đã rất ấn tượng với pin 4680 mới của Panasonic và Tesla, làm cho pin có giá cả phải chăng hơn trong khi vẫn mang lại hiệu suất tuyệt vời. Tuy nhiên, người Trung Quốc còn đi xa hơn.