Camera hành trình cho thấy người đàn ông đỗ chiếc xe Vios màu trắng trên cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) để giải quyết nhu cầu cá nhân, dù còn cách chân cầu không xa.
Văn hóa tệ hại của người lớn làm hại trẻ nhỏ
Đứa con nhỏ ngồi kế bên há hốc mồm hỏi: “Bố ơi, cô giáo dạy con phải đi vệ sinh đúng nơi đúng chỗ. Thế sao bác ấy lại không làm đúng như lời con được học nhỉ?”. Vừa cảm thấy tức cười nhưng lại suy nghĩ mãi không ra câu trả lời cho đứa nhỏ.
Người đàn ông “vô tư” thiếu ý thức kia không chỉ là một bộ phận nhỏ mà hầu như đi đâu cũng gặp. Quả thực người dân nước ta rất thoải mái “xả” những thứ đáng bỏ ra ngoài đường.
Đang lái xe, muốn đi vệ sinh, tấp vào lề, ngoái trước nhìn sau thấy không có ai là vạch quần ngay. Tệ hơn là chẳng cần quan tâm người đi đường đánh giá thế nào. Đường chung, mình muốn “xả” thì “xả” thôi, quan tâm làm gì.
Rồi khạc nhổ, hắt mũi một cách tự nhiên như kiểu đó là việc cần phải giải quyết. Thế là những người đi sau phải lãnh đủ những thứ bỏ đi của mình. Ai cũng bực bội, khó chịu, lòng thầm oán hận thậm chí là chửi rủa những kẻ vô ý thức đằng trước kia chứ chẳng biết phải làm gì.
Hành động trên không chỉ thể hiện ý thức kém của mình mà còn góp phần ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa của con người. Khách du lịch mới mà gặp cảnh này thì chỉ há hốc mồm và “What”, “Why”…Nếu sinh sống và làm việc lâu năm thì cũng đỡ hơn, hiểu rằng đây là “văn hóa” riêng của dân Việt ấy mà.
Chưa kể, đối với những đứa trẻ khi nhìn vào hình ảnh thế này. Chúng sẽ cảm thấy thế nào đối với người lớn. Lâu dần chúng sẽ cảm thấy sự giáo dục mà chúng đang học trong trường lớp về văn hóa ứng xử, giao tiếp sao mà khác xa với thực tế. Cô dạy nhà vệ sinh mới là nơi giải quyết những chuyện đó. Ra đường phải biết tôn trọng người khác. Phải biết ý thức khi tham gia giao thông.
Nhưng hình ảnh lọt vào đầu óc non nót của chúng chỉ là những người đàn ông vô tư “xả”dưới bảng “cấm tè bậy”. Rồi bãi đàm dãi xuất phát từ chiếc xe máy đằng trước hay bịch ny lon rác thải bay ra từ đằng sau những cửa kính hé vội. Nếu không khéo, tương lai chúng lại là tấm gương phản chiếu kế thừa những hình ảnh đó.
Không có chỗ cho những lý do
Không chỉ ý thức kém, hành động đậu xe trên cầu còn gây nguy hiểm cho người đi đường. Cứ thử hình dung bạn đang đạp ga để leo dốc cầu, chiếc xe chắn trước mặt. Phanh đột ngột thì xe sau đâm tới. Đánh lái sang làn đường khác thì khả năng va chạm với xe khác rất cao.
Tuy vậy, nhiều người vẫn cứ vô tư làm mà chẳng quan tâm mọi thứ xung quanh. Quan tâm đến bản thân của mình còn người khác thì để sau. Hình ảnh này có thể bắt gặp hằng ngày trên mọi cung đường, mọi nơi mọi lúc chứ chẳng hiếm hoi.
Đồng ý, nhu cầu giải quyết vệ sinh thì thật khó ngăn cản. Nhưng không phải vì vậy mà anh có thể bất chấp đậu xe trên cầu để “xả”. Hay tấp vào lề giữa dòng xe cộ đông đúc để giải quyết. Hay đổ lỗi cho hạ tầng cơ sở phục vụ nhu cầu của người còn quá kém. Không có nhà vệ sinh trên đường trong những trường hợp cần.
Nhưng cái lỗi ở đây chính là việc anh quá tùy tiện đậu đỗ xe mọi lúc mọi nơi. Người ta không thể xếp hàng dài chỉ để chờ anh giải quyết nhu cầu vệ sinh. Hay gặp những va chạm không đáng có chỉ vì anh đậu xe trên cầu.
Người ta tạm chấp nhận cho anh ở đoạn đường vắng trong trường hợp quá bí bách. Còn lại thì đều không thể ngụy biện bằng những lý do. Quán cà phê ven đường hay các công viên công cộng đều có nhà vệ sinh. Hãy dành ít phút ghé vào đó thay vì dừng ở ven đường.
Hãy tập dần thói quen ứng xử có văn hóa trong cuộc sống, khi tham gia giao thông. Đừng để những hành động này làm xấu đi bản thân mình. Đáng trách hơn là làm hỏng trẻ nhỏ và chẳng biết phải trả lời chúng thế nào trong những trường hợp này.
Điểm đ khoản 3 và điểm c khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt cho hành vi dừng xe, đỗ xe ô tô trên cầu là từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Nếu gây ra tai nạn giao thông, thì tài xế còn bị tước quyền quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng. |
Xuất phát từ một fanpage về ảnh chế hài hước - meme, Troll Xe dần chuyển thành một hệ sinh thái mang đến cái nhìn đa chiều về ngành ô tô - xe máy với nhiều nội dung sáng tạo khác nhau.
Đây là những người phụ nữ thực sự nên được biết tới nhiều hơn và câu chuyện của họ ấn tượng hơn rất nhiều so với những tóm tắt được đưa ra ở đây. Danh sách này vốn dĩ có thể dài hơn vì vẫn còn nhiều phụ nữ trong lịch sử văn hóa xe hơi đã không nhận được sự tôn trọng đúng mực.
Công an quận Thanh Khê, Đà Nẵng xác định tài xế lái 'xe điên' lao vào tiệm bánh mì làm 6 người bị thương có sử dụng ma túy và bia rượu.
Khi nhắc đến siêu xe người ta thường nghĩ chỉ có thể dành cho người lớn nhưng ở Anh, Chương trình Junior Driver cho phép trẻ em và thanh thiếu niên từ 10 đến 17 tuổi cơ hội cầm lái mẫu xe Ferrari 458 Italia hoặc Lamborghini Gallardo LP570 Performante trên đường đua.
Các bài sinh viên của Genius Garage không thể tin vào mắt mình khi trường kỹ thuận này được một đơn vị tài trợ giấu tên tặng một chiếc xe đua Công thức 1.