Tôi đang lái ô tô 5 chỗ và lại có đam mê chơi xe đạp địa hình nên thường rủ bạn bè tổ chức đi vào dịp cuối tuần. Để có thể tiện đem xe đạp di chuyển đến nhiều nơi, tôi đã trang bị một bộ phận móc treo (rack) chuyên dụng cả trên nóc và sau xe ô tô.
Qua vài lần chở xe đạp trên đường, tôi chưa gặp CSGT nào thổi phạt. Một số người bạn chia sẻ với tôi rằng, việc chuyên chở như vậy tuy tiện lợi nhưng có khi là vi phạm luật, hoặc may là chưa bị CSGT hỏi tới. Tôi cảm thấy chưa thực sự yên tâm về điều này.
Mong các chuyên gia cho tôi xin thêm ý kiến.
Chào bạn,
Để bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
“1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.
Việc cải tạo xe cơ giới và xe cơ giới sau khi cải tạo phải phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông và phải tuân thủ các quy định về trình tự và thủ tục tại Thông tư 85/2014/TT-BGTVT quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Sau khi cải tạo phải được đơn vị kiểm định cấp giấy chứng nhận cải tạo.
Trường hợp bạn đã gắn thêm giá treo chuyên dụng cả trên nóc và sau xe ô tô để chở xe đạp trên ô tô nhưng trong khi đó giấy đăng kiểm không có hiển thị là có giá treo chuyên dụng cả trên nóc đồng thời sau xe ô tô xe thì bạn phải đi làm các thủ tục cải tạo xe. Nếu thay đổi, cải tạo xe và chưa làm các thủ tục cải tạo mà vẫn lưu thông trên đường bộ sẽ bị phạt tiền theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung:Xin hỏi Luật sư, tôi điều khiển phương tiện giao thông bị công an cơ động bắt giữ, trong xe tôi có một cây ba trắc bằng sắt còn gọi là công cụ hỗ trợ. Tôi phải về xã để lập biên bản, nhưng khi lập biên bản xong tôi không giữ được biên bản của mình.
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Luật sư cho cháu hỏi, cháu chạy thuê cho nhà xe đi Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk), khi chủ xe chỉ thị cho phụ xe phải đón xe ngay cổng bệnh viện (là nơi cháu bị vi phạm) và tới nơi cháu chưa dừng xe hẳn thì phụ xe đã mở cửa và có hai khách thấy mở cửa cũng nhảy xuống theo và bị ghi hình lại, cháu chưa đi xử lí vì xử lí sẽ không được phép lái xe kiếm cơm nuôi vợ nuôi hai con nhỏ.
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Tôi cực kỳ khó chịu khi bắt gặp hành vi bật đèn pha trong thành phố. Khi về những huyện nhỏ công tác, tôi thấy tình trạng này cũng không mấy khả quan, các phương tiện ô tô, xe máy thi nhau bật đèn pha khi lưu thông trên đường. Theo tôi được biết, trong thành phố, thị trấn, thì chỉ bật đèn cốt, ra đường trường thì bật đèn pha, nhưng linh hoạt đưa về cốt khi có xe ngược chiều (cả xe ngược chiều cũng phải trả về cốt) để không làm lóa mắt nhau.
Câu hỏi xin tư vấn từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Trường hợp xe ô tô dừng đèn đỏ, bánh xe đè vạch liền của đường 2 chiều thì bị phạt lỗi gì?
Câu hỏi xin tư vấn từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Khi bị CSGT bắt lỗi vi phạm, vô tình phát hiện biển xe không đúng quy định thì bị xử phạt thế nào?