Phía công an xã nói tôi bị xử phạt hành chính và đợi quyết định từ huyện. Sau đó giam xe của tôi đã 30 ngày rồi.
Nhưng không có thời gian hẹn tôi đến giải quyết. Tôi chỉ giữ biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính. Vậy giam xe tôi là đúng hay sai, nếu đúng thì phải giam bao lâu? Mức phạt của tôi bị đề nghị là 15 triệu như vậy có quá nặng không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 8, 9 Thông tư 58/2015/TT-BCA về quyền hạn, đối tượng tuần tra, kiểm soát của cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thì cảnh sát cơ động có quyền kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát để đảm bảo an ninh, trật tự. Việc kiểm tra sau 22h đêm là nhiệm vụ cảnh sát cơ động được phân công nên cảnh sát có quyền kiểm tra hành chính, giấy tờ của bạn. Khi phát hiện cây ba trắc bằng sắt thì bạn phải xuất trình giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ , trường hợp không phải cấp giấy phép sử dụng thì phải xuất trình giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ theo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Nếu bạn không xuất trình được các giấy tờ này thì cảnh sát cơ động có quyền lập biên bản về hành vi vi phạm của bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc tạm giữ tang vật, phương tiện chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết sau đây:
- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, nếu thuộc các trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện theo quy định thì thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện nhiều nhất có thể là 60 ngày. Vì thế, cần phải căn cứ vụ việc hành chính đơn giản hay phức tạp, từ đó xác định được thời hạn tạm giữ, tang vật cần thiết để phục vụ việc giải quyết vụ việc.
Về mức phạt 15.000.000 đồng: hành vi của bạn là hành vi tàng trữ công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép nên sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Ngoài bị phạt tiền, bạn còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Như vậy, mức phạt 15.000.000 đồng là đúng quy định của pháp luật.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
Ngày 14/6/2023, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhiều cơ sở với số tiền gần 20 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Một nhóm thanh niên tại Đà Nẵng bị xử phạt do vi phạm giao thông, vượt đèn đỏ, hú còi inh ỏi để dẫn đường cho xe cấp cứu.
Ở Việt Nam, độ xe tự phát vẫn đang là phổ biến, theo một số người thích trang trí xe thì việc thay thế các phụ kiện bên ngoài là sẽ không bị xử phạt nếu không ảnh hưởng đến an toàn kỹ thuật của chiếc xe.
Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có những đề xuất nhằm tháo gỡ tình trạng bất cập của công tác đăng kiểm hiện nay, góp phần giúp người dân đi kiểm định xe dễ dàng và thuận tiện hơn.
Xe mô tô lắp biển số “đút gầm” không chỉ vi phạm Luật giao thông đường bộ mà còn gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc kiểm soát phương tiện giao thông.