Tiện ích, - 21/02/2020 10:18 PM
Rất nhiều người ngại dắt bộ khi xe bị thủng lốp nên chọn cách ngồi lái tiếp. Việc này vô tình khiến bạn phải tốn kém thêm nhiều chi phí, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều tiệm sửa xe ven đường có cơ hội chặt chém.

tam-ly-e-ngai-dan-bo-khi-xe-bi-thung-co-the-khien-ban-tra-gia-kha-dat

Gắng lái tiếp vì ngại

Đang đi trên đường, chiếc xe chẳng may bị thủng hay nổ lốp là điều mà ai cũng đã từng trải qua. Sự việc run rủi này có thể đến từ rất nhiều lý do như đinh tặc, lốp bị mòn cán phải đá dăm, trời nóng quá nên nổ lốp…

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là việc đa phần đều chọn ngồi lái xe tiếp thay vì xuống xe dắt bộ. Cũng có thể xuất phát từ tâm lý e ngại, mắc cỡ khi nhiều ánh mắt của người đi đường tập trung vào mình.

tam-ly-e-ngai-dan-bo-khi-xe-bi-thung-co-the-khien-ban-tra-gia-kha-dat

Cũng có một số trường hợp theo thói quen không chạy tiếp những lại ngồi trên xe và dùng hai chân để đẩy. Họ nghĩ rằng hành động này có thể nhanh chóng rút ngắn thời gian tìm kiếm tiệm sửa xe để tiến hành sửa chữa. Sự thật là lợi bất cập hại, bạn phải bỏ ra kha khá tiền để giải quyết những hệ lụy mà nó mang lại.

Đầu tiên phải nói đến đó chính là bộ ruột và vỏ xe sẽ bị hỏng nặng, thậm chí là phải thay mới do áp lực mà nó chịu quá lớn khi bạn ngồi ở trên. Thay vì vá một lốp xe 15-25 nghìn đồng, thì bạn phải thay nguyên bộ mất 400-800 nghìn tùy theo loại. Con số chênh lệch quá lớn. Chẳng may trong túi bạn không đủ tiền thì thêm rắc rối.

Rồi trường hợp ngồi trên cố chạy với lốp thủng có thể khiến bộ giảm xóc, vành xe bị ảnh hưởng nặng. Đối với những loại xe sử dụng vành nan hoa thì khả năng bị cong vênh, gãy rất cao. Bạn lại phải mất thời gian để chỉnh sửa lại hoặc tốn kém thay mới.

tam-ly-e-ngai-dan-bo-khi-xe-bi-thung-co-the-khien-ban-tra-gia-kha-dat

Vì vậy, tốt hơn hết nên hạn chế cố lái hay ngồi trên trên xe đẩy khi lốp bị thủng. Tất nhiên, ở đây chúng ta loại trừ những trường hợp con đường dài vắng vẻ, đêm khuya, hay dưới thời tiết nắng nóng…Nhất là đối với chị em phụ nữ, nếu xác định khả năng tìm kiếm tiệm sửa xe khó thì nên tiếp tục lái đi. Dù chi phí sửa chữa cho chiếc xe có tăng cao nhưng lại đảm bảo an toàn và đỡ lo lắng hơn.

Làm thế nào để khỏi bị chặt chém

Việc cố ý lái xe hay ngồi trên xe để đẩy với lốp không có hơi không chỉ khiến bạn tốn kém mà còn tạo điều kiện cho các tiệm sửa xe không đàng hoàng có cơ hội chặt chém.

Sự thật là rất nhiều người đã từng dính phải. Anh Ngô Bá Thảo, ngụ quận 12, Hồ Chí Minh trao đổi với CafeAuto cho biết: “Hôm rồi chạy ngang qua đoạn ngã tư An Sương thì xe bị thủng lốp. Nghĩ rằng tiệm sửa xe 2 bên đường nhiều nên cố chạy tiếp. Khi kiếm ra được thì thợ sửa xe bảo phải thay luôn cả bộ lốp với giá 700 nghìn. Trong khi bình thường chỉ mất có 450 nghìn, tính cả công thay”.

tam-ly-e-ngai-dan-bo-khi-xe-bi-thung-co-the-khien-ban-tra-gia-kha-dat

Đáng nói đó chính là thái độ không tôn trọng khách hàng của họ, giá đó thích thì thay không thích thì thôi. Vì lý do công việc nên phải bấm bụng chi trả.

Không chỉ anh Thảo mà khá nhiều người cũng bị dính phải điều này. Lợi dụng tâm lý muốn sửa chữa nhanh chóng cùng với tình trạng hư hỏng của xe mà các tiệm sửa xe không đúng đắn tha hồ làm tiền. Chưa kể còn kiếm cớ bày ra những hư hỏng khác để sửa chữa nhằm kiếm chác thêm.

Cách tốt nhất là nên chọn những tiệm sửa xe có uy tín hay các đại lý chính hãng của xe. Nhiều người sẽ thắc mắc làm sao có thể biết đâu là cở sở uy tín giữa hàng trăm tiệm sửa xe khác nhau. Theo một số kinh nghiệm của biker lâu năm thì tốt nhất nên chọn những tiệm sửa xe có tên hiệu, địa chỉ rõ ràng. Đặc biệt, hãy quan sát xem cửa hàng đó có số lượng xe sửa chữa hay người ngồi đợi nhiều hay không. Nếu có thì tỷ lệ uy tín càng cao.

tam-ly-e-ngai-dan-bo-khi-xe-bi-thung-co-the-khien-ban-tra-gia-kha-dat

Ngoài ra, khi mang xe vào thì chỉ nên tập trung sửa chữa phần bị hỏng. Bác Lương Khắc Đức, tài xế grab lâu năm chia sẻ: “khi sửa ở một nơi lạ lẫm nên tránh nghe lời thợ thay thế phụ tùng tại nơi đó. Vì không thể biết được nguồn gốc cũng như giá cả thế nào. Nếu bắt buộc phải thay thế thì nên chọn loại rẻ nhất để chữa cháy. Vì đa phần những loại này có thời gian sử dụng không lâu”.

Tóm lại, để hạn chế bớt việc xe bị hỏng hóc khi đi ngoài đường thì bạn nên chú ý bảo dưỡng chiếc xe của mình. Đó cũng thể hiện tình yêu của bản thân đối với chiếc xe đồng hành với mình hàng ngày. Đồng thời tránh bị mất chi phí cũng như rước cục tức vào mình. 

tam-ly-e-ngai-dan-bo-khi-xe-bi-thung-co-the-khien-ban-tra-gia-kha-dat

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.