Tiện ích, - 10/11/2015 05:01 PM
Việc sở hữu một chiếc xe lý tưởng và phù hợp với nhu cầu đi lại thực sự rất quan trọng đối với mỗi người, nhưng để có thể lái được đúng hướng và mang đến sự an toàn là điều cần phải trải nghiệm và không ngừng cải thiện.

Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển trên quãng đường cao tốc, hoặc gặp những khúc cua, thậm chí là những đoạn đường đèo hiểm trở thì lái đúng hướng là một trong những kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo, quan sát và chuẩn bị cần thiết để đảm bảo an toàn cho chính bạn. Dưới đây là những mẹo nhỏ nhưng vô cùng cần thiết giúp bạn an tâm lái đúng hướng trên mọi cung đường.

Kiểm tra xe trước khi khởi động

Những việc cần làm trước khi cho xe của bạn lăn bánh chính là kiểm tra lốp xe, phanh/thắng xe và các hệ thống tín hiệu điều khiển hoạt động bình thường không. Dù biết đây chỉ là những việc rất nhỏ nhặt nhưng nó quyết định độ an toàn trên suốt quãng đường bạn sắp đi qua.

Sau đó, bạn hãy khởi động cho “nóng máy” khoảng 3 – 5 phút, chú ý có âm thanh lạ nào xuất hiện trong động cơ, đồng thời mở cửa cho không khí bên trong xe thoát ra nhằm để mở hệ thống điều hoà sau đó không bị ám mùi.

Ngồi đúng vị trí

Khi đã cho xe chuyển động và bật điều hoà thì cũng là lúc bạn cần chỉnh chu vị trí ngồi của mình sao cho đúng cách và thoải mái nhất. Việc cần làm dĩ nhiên là hãy thắt dây an toàn đúng cách, điều chỉnh ghế ngồi để tiện đạp chân ga và phanh/thắng cũng như tạo một tầm nhìn quan sát ở các hướng tốt nhất.

Bạn sẽ có những lúc chuyển làn xe, xi-nhan xin đường hoặc rẽ hướng thì vị trí ngồi đúng cách cũng là điều tối quan trọng trong quá trình lái xe đúng hướng.

Cầm vô-lăng đúng cách

Nếu có một lời khuyên về cách cầm vô-lăng sao cho đúng cách và đạt quy chuẩn thì bạn sẽ được đề nghị kiểu “9-3”, nghĩa là tay trái bạn giữ vô-lăng theo hướng đúng 9 giờ và tay phải ở hướng ngược lại đối diện là đúng 3 giờ. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn cách cầm vô-lăng “10-2” hay “8-4” sao cho thoải mái và phù hợp với bạn nhất

Lý giải cho nguyên tắc này chính là khi chuyển hướng hoặc xoay vô lăng thì hai vị trí trên mang đến sự an toàn chính xác, tránh việc tay bạn va chạm vào nhau và đặc biệt là bạn có thể làm chủ hướng đi của xe.

Nắm rõ đường đi

Điều này nghe ra có vẻ là dư thừa, nhưng thực tế không hẳn là vậy vì không phải lúc nào bạn cũng biết chính xác mình sẽ đi đường nào. Dù chiếc xe bạn được trang bị định vị GPS hay thiết bị xác định qua vệ tinh thì có lẽ đường đi “nằm trong lòng bàn tay” mới quyết định bạn đi đúng hướng.

Có những đoạn đường quanh co, thường xuyên ùn tắc hoặc đơn giản có “camera theo dõi tốc độ” lại không thể nào thiếu trong đầu bạn. Hãy luôn chuẩn bị và vạch rõ đoạn đường bạn sẽ đi qua là cách an toàn nhất và giúp bạn đi đúng hướng theo ý muốn.

Thực hiện đúng các chỉ dẫn trên đường

Không ít những biển hiệu hay tín hiệu giao thông trên đường, các vạch kẻ chỉ dẫn hoặc người điều khiển giao thông là những lưu ý quan trọng mà bạn cần phải thực hiện đúng, bởi như thế mới giúp xe bạn đi đúng hướng và đem tới sự an tâm cho chính bạn.

Ở những đoạn đường vào ban đêm, chiếc gương cầu vào đoạn đường cong, con lươn có gắn cục nhựa phản quang hay gờ giảm xóc chính là những lưu ý mà bạn không thể bỏ qua, bởi vì đó là những hỗ trợ cần thiết giúp xe bạn di chuyển đúng hướng hoặc cảnh báo an toàn cho bạn.

Kỹ thuật phanh/thắng đúng lúc

Không ngừng quan sát, kiểm soát tốc độ và một chút “dự cảm” sẽ cho bạn biết thời điểm cần thiết phanh/thắng xe, đây là những yếu tố cơ bản của một cú phanh.  Ngoài ra, kiểm tra hoặc rà phanh trước khi lăn bánh giúp bạn hạn chế những tai nạn không đáng có vì bất cẩn, bên cạnh đó là việc điều chỉnh tốc độ di chuyển tuỳ thuộc vào các đoạn đường sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn phanh/thắng đúng lúc, đúng hướng.  

Tăng tốc khi cần thiết

Việc điều tiết tốc độ ổn định ổn định giúp lái xe an toàn hơn và dễ dàng xử lý những tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên với những trường hơn cần thiết, việc vượt xe, tăng tốc lại là yếu tố giúp bạn lái xe an toàn và thoải mái hơn đặc biệt là trong những lúc vượt xe. Để đảm bảo được tính an toàn khi tăng tốc phải luôn chú ý giữ khoảng cách và tầm nhìn thông thoáng, tôn trọng luật giao thong và nhường nhịn nhau cũng là yếu tố mà bạn cần lưu ý.

Điều tiết cảm xúc

Tâm trạng, sức khoẻ, yếu tố ngoại cảnh…luôn tạo ra các cảm xúc và trạng thái khi lái xe. Việc điều tiết cảm xúc, chú ý đến sức khoẻ đằng sau vô-lăng là điều mà bạn phải tự chủ và hiểu rõ nhất.

Hút thuốc, nói chuyện điện thoại, tâm trạng không vui, say xỉn…có thể là hiểm hoạ kề cận với tính mạng của bạn, cần học cách điều khiển bản thân trước khi ngồi lên xe vì đôi khi cái giá phải trả cho một sự chủ quan sẽ không hề nhỏ.  

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.