Thông thường, tai nạn ô tô xảy ra là do sự chủ quan của người lái, thậm chí là những lỗi sơ đẳng như thiếu quan sát khi điều khiển, không tuân thủ luật giao thông, vấn đề tâm lý bất ổn… Dưới đây là những lỗi tai nạn thường gặp và cách phòng tránh kịp thời.
Lùi xe về sau
Là một trong những kỹ thuật cơ bản trong điều khiển ô tô, nhưng việc thực hiện một cách chuẩn xác và tránh được tai nạn thì không phải lúc nào người lái cũng đáp ứng hoàn hảo. Những bước cơ bản như đánh tín hiệu đèn, cài số lùi, chỉnh gương, quay đầu ra sau …hầu như ai cũng thuộc lòng như sách vở nhưng thực tế không hẳn như vậy.
Tỷ lệ bỏ qua một trong số các bước như trên không phải là hiếm gặp, điều dễ lặp đi lặp lại chính là sự chủ quan của người lái do quán tính đã quen hoặc xem nhẹ khả năng xảy ra sự cố. Điểm khắc phục duy nhất chính là cần tuân theo và thực hiện đúng, đủ các bước lùi xe cơ bản cộng với đó có thể là một sự trợ giúp từ bên ngoài như nhờ ai đó đứng sau xe ra hiệu hay sử dụng còi xe khi cần… giúp bạn tự tin thêm khi đánh tay lái lùi xe, giảm thiểu khả năng xảy ra tai nạn.
Va chạm chỗ đường giao nhau
Có rất nhiều trường hợp khiến va chạm tại các điểm giao nhau trên đường như ngã ba, ngã tư, vòng xuyến…trở thành tai nạn bi kịch, nhưng nguyên nhân thường thấy là do sự lơ đãng, thiếu tập trung và kém ý thức an toàn giao thông.
Dù bạn biết rằng sự chủ quan không đến từ bản thân, nhưng hãy tự học cách bảo vệ mình bằng cách lái xe an toàn nhất, cẩn trọng quan sát ở mọi góc độ, ra tín hiệu và dùng còi xe khi thực sự cấp bách.
Chuyển làn đường
Việc chuyển làn luôn cần có sự cẩn thận, cần tạo thành một thói quen tốt, đề phòng tai nạn sẽ vô tình đến với bạn.
Trên các đoạn đường lớn hoặc cao tốc, có không ít tín hiệu đánh dấu hoặc biển hiệu nhắc nhở người lái chuyển làn bằng cách ra tín hiệu và đi đúng làn đường, không nên lấn tuyến hay phạm vào khu vực lưu thông của các phương tiện khác. Hãy luôn chú ý đến các dấu hiệu này, bởi đó là nguyên tắc hữu hiệu nhất giúp bạn ít hoặc không gặp phải tai nạn ngoài ý muốn.
Hiểm hoạ từ điểm dừng, đỗ xe
Khi bạn cho xe vào lề đường để dừng hoặc đỗ xe, thậm chí chạy vào bãi để đỗ xe thì chuyện va quẹt, đụng chạm với các phương tiện khác hoặc ngay cả người đi bộ không phải là không xuất hiện.
Có nhiều lý do như vội vàng, thiếu quan sát hoặc bị giật mình đều sẽ khiến dừng, đỗ xe gây khó cho chính bạn nếu va phải xe khác hoặc người khác. Tuy nhiên, hãy tự biết cách lái xe chậm rãi, ấn ga hoặc cài số lùi vừa phải cộng với quan sát tỉ mỉ sẽ giúp bạn tránh được phiền phức về sau.
Tình trạng cơ thể và sức khoẻ
Yếu tố tâm lý hoặc tình trạng sức khoẻ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều khiển; bởi vì luật giao thông không cho phép bạn lái xe trong khi đang say xỉn, ốm đau, tinh thần hỗn loạn hoặc trong bất kỳ trạng thái nào khác không bình thường. Nếu bạn thực sự nghiêm túc chấp hành thì bản thân sẽ tự biết điều chỉnh, cảm thấy thời điểm thích hợp để ngồi vào vô-lăng.
Sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe cũng là một trong những nguy cơ tai nạn tiềm ẩn đối với bạn.
Việc khống chế tốc độ, đeo dây đai an toàn, kiểm tra độ an toàn cho phương tiện… cũng là những điều góp phần bảo vệ an toàn cho chính bạn.
Bãi đậu xe vốn tưởng chừng là nơi an toàn khi lưu thông xe trong đây, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn những nguy cơ gây nên những sự cố đau lòng.
Sau Hà Nội, Honda Việt Nam vừa khánh thành thêm một Trung tâm Đào tạo an toàn giao thông tại Tp. HCM với mục tiêu trở thành trung tâm kiểu mẫu về đào tạo và sát hạch giấy phép lái xe mô tô.
Một vài kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp các lái xe từ quê trở về thành phố trở nên an toàn hơn cũng như thoải mái hơn trong suốt hành trình.
Nghị định 60/2023 có quy định đối với việc kiểm tra ô tô nhập khẩu có các hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao (Advanced Driver Assistance Systems - ADAS).
Mặc dù xe hơi cho khả năng đảm bảo an toàn cao hơn so với xe hai bánh, tuy nhiều trong nhiều trường hợp một số vị trí ghế ngồi trên xe có thể dẫn đến nguy hiểm cho hành khách.