Ở Mỹ, theo Cơ quan An toàn Giao thông, hàng năm có trung bình 16.000 tai nạn giao thông do nhần chân ga với chân phanh. Vậy làm cách nào để tránh sự nhầm lẫn tai hại này?
Tập thành thói quen
Điều chỉnh ghế ngồi, gương chiếu hậu và bàn đạp (nếu có thể) trước khi bạn bắt đầu khởi động xe. Nếu bạn lái một chiếc xe lạ, hãy bảo đảm rằng ban đã làm quen với vị trí và cảm giác của chân ga và chân phanh.
Luôn để gót chân phải dưới bàn đạp phanh
Luôn luôn điều khiển bàn đạp ga và phanh cùng bằng bàn chân phải. Đối với xe số tự động không có bàn đạp ly hợp, tuyệt đối phải để chân trái được rảnh rỗi, không sử dung chân trái đạp phanh, chân phải đạp ga.
Tạo thói quen luôn để để gót chân phải trên sàn xe, bên dưới bàn đạp phanh. Khi đạp ga, xoay bàn chân qua phải, chỉ đạp nửa bàn chân lên bàn đạp ga.Điều này sẽ củng cố trí nhớ cho cơ bắp tạo thành phản xạ tự nhiên, tránh được nhầm lẫn.
Khi phanh, bàn chân dặm thẳng theo phản ứng tự nhiên.
Không để gót chân phải quá gần bàn đạp ga
Khi rời chân ga hãy rà ngay chân phanh và đạp phanh khi dừng đèn đỏ.
Tránh phân tâm
Phải tập trung vào việc lái xe cho đến khi ngừng xe vào chỗ đỗ một cách an toàn.
Hãy cẩn thận
Nhầm lẫn chân ga với chân phanh thường xảy ra ở bãi đỗ xe và ở giao lộ.
Điều khiển xe 1 cách từ tốn và cẩn thận ở những nơi này.
Đi giày nhẹ, đế mỏng
Giày dép có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe. Đi chân trần có thể khiến bạn đau chân khi lái xe lâu dài. Dép trơn khiến bạn bàn chân có thể bị tuột ra khỏi dép, nhất là đối với những người bàn chân bị đổ mồ hôi. Giày bốt có cổ dài và cứng làm hạn chế cử động cổ chân. Giày cao gót mặt tiếp xúc bé, có thể trượt chân ra khỏi bàn đạp. Nên đi giày nhẹ đế mỏng hay dép có quay hậu (săng dan) khi điều khiển xe. Nếu bạn có thói quen đi bốt hay giày cao gót. Hãy để sẵn trong xe một đôi giày đế mỏng để mang khi lái xe.
Sự việc xảy ra tại Áo khi chủ nhân một chiếc Lamborghini Huracan đang cố lùi xe vào bãi đỗ nhưng anh này lại nhầm chân ga và chân phanh khiến chiếc xe bay xa và lao xuống hồ nước.
Mới đây vừa xuất hiện clip một chiếc xe đang từ từ rẽ phải sang đường thì xuất hiện một chiếc ô tô khác từ ngược chiều lao tới.
Sự cố nổ lốp xe không phải hiếm gặp nhưng phần lớn người lái thường có phản ứng đạp chân phanh ngay lập tức, đây là một cách xử lý hoàn toàn sai và có thể dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn sau đó.
Phanh tay và phanh chân trên xe ô tô có công dụng và cơ chế vận hành rất lý thú mà không phải tài xế nào cũng nắm rõ.
Đứa con ông hàng xóm đi học xa về, loay hoay mấy ngày lại đi. Dắt xe ra chạy một đoạn thì điện về cầu cứu. Nguyên nhân là chân số cứng ngắt, đạp không được.