Người dùng thường nghe cân chỉnh thước lái nhiều hơn là cân mâm bấm chì. Vậy cân mâm là gì, có tác dụng như thế nào, và khi nào cần thực hiện.

Trên mọi bánh xe, nếu tinh ý có thể thấy phần trong bánh xe có những miếng dán kim loại, hay kẹp kim loại trên vành bánh xe đây chính là những miếng chì có khối lượng từ  5 - 20 gram với nhiều kích thước khác nhau với mục đích chính là cân bằng và giữ ổn định mâm xe khi vận hành.

Ngay cả mâm xe mới được sản xuất dù có sử dụng công nghệ hiện đại, có độ chính xác cao thì vẫn có một tỷ lệ sai số nhỏ. Và khi kết hợp với lốp xe sẽ tạo nên những sai số lớn hơn gây mất cân bằng, ổn định khi bánh xe làm việc, nhất là ở vận tốc cao.

Nên nhớ, mâm xe và lốp xe đều được thực hiện bởi 2 nhà sản xuất khác nhau, nên khi lắp chung với nhau không phải là những hình tròn chuẩn 100%, sẽ có sai số....khi chạy chậm sẽ không cảm nhận rõ nhưng khi chạy nhanh sẽ phát hiện ra qua việc vô lăng bị rung lắc.

Vì thế để đảm bảo được tính ổn định và cân bằng, người ta thường đưa cả vỏ và mâm xe vào máy cân bằng động để kiểm tra sự ổn định của bánh xe và bù lại sai số bằng các miếng chì dán hay chì kẹp. Tùy thuộc vào sự sai số của bánh xe thì sẽ có các loại chì với trọng lượng tương ứng như 5, 10, 15 hay 20 gram.

Việc cân bằng này tương đối nhanh chóng, khoảng 1 tiếng cho 4 bánh xe. Họ sẽ tiến hành nâng xe, tháo các bánh ra và lần lượt đưa vào máy cân. Máy cân này sẽ quay vòng bánh xe, tiến hành ghi nhận lại các thông số chu kỳ dao động của áp lực ổ trục gá bánh xe tùy theo vòng quay để xác định đúng vị trí và khối lượng chì cần gắn.

Khi phát hiện ra sự chênh lệnh, máy sẽ hiển thị chính xác vị trí cấn dán chì, hoặc bấm chì lại. Người dùng vẫn có thể xem trực tiếp quy trình này mà không ảnh hưởng tới thao tác lắp ráp.

Ngoài ra người dùng có thể yêu cầu sử dụng kẹp chì để đảm bảo tính thẫm mĩ của mâm xe, nhất là những mâm xe có nan vành mỏng thấy được phía trong. Đồng thời kẹp chì sẽ cho độ chính xác cao hơn so chì dán.

Khi vận hành xe, nếu người lái cảm nhận được sự rung động của vô lăng ở tốc độ 80 - 100km/h người dùng nên tiến hành cân mâm lại đó là dấu hiệu đầu tiên của sự thiếu cân bằng ở mâm xe. Hoặc sau mỗi lần vá bánh xe hay gắn thêm thiết bị cảm biến áp suất lốp cũng nên tiến hành cân lại mâm xe vì đã có sự thay đổi trọng lượng. Và khi thay lốp mới thì việc cân lại mâm là điều bắt buộc, thường khi thay lớp mới cửa hàng sẽ tiến hành cân mâm miễn phí.

Nếu ỷ y không cân mâm lốp, cho rằng những việc đó là thừa thải, bạn sẽ ko nhận thấy được hậu quả ngay mà về lâu dài các bánh xe sẽ mòn không đều dù bạn có đảo lốp như thế nào đi nữa, hướng xe sẽ bị lệch dần dần, nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến các vòng bi, các trục bánh xe, thước lái, các khớp cầu sẽ rơ nhão, gây biến dạng hoặc mòn các hệ thống thanh giằng và phá hủy chi tiết quay. Những kết quả xấu này dường như bạn sẽ không cảm thấy liền cho đến khi quá nặng.

Theo nhiều tài liệu cũng như khuyến cáo, bạn nên chủ động kiểm tra, cân mâm lại sau mỗi 10.000km vì trong quá trình vận hành, một số miếng chì kim loại có thể rơi ra khi đi qua đường dằn sóc, hoặc lội nước quá nhiều làm ảnh hưởng tới lớp keo dán, giá cả tương đối dễ chịu dao động khoảng từ 70 - 150 cho một bánh xe tùy thuộc tình trạng cũng như máy móc cửa hàng trang bị.

Lưu ý: cân mâm bấm chì khác hoàn toàn với cân chỉnh thước lái, mỗi thứ sẽ cho những công dụng khác nhau. Nhưng thường 2 việc cân chỉnh này thường đi chung với nhau. Vì thế nếu bạn không va chạm, sụp ổ gà nặng, không chạy đường xấu thì nên xác định rõ việc cần làm để hạn chế chi phí phát sinh không đáng có. Chu kì cân mâm bấm thì từ 5 - 10.000km và chỉnh thước lái là 10 - 15.000km. Có thể áp dụng làm chung ở mốc 10.000km.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.