1. Tiếng ồn trên xe do đâu mà có ?
Để có thể lý giải vấn đề này cần phải hiểu nguyên nhân gây ra tiếng ồn cho xe xuất phát từ đâu. Dựa vào thiết kế của xe thì nguyên nhân đầu tiên đó chính là phần khoang rỗng trong các cánh cửa tạo ra dao động âm thanh khó chịu.
Ngoài ra, ma sát giữa lốp và mặt đường truyền qua các hốc bánh xe cũng gây ra những tiếng ồn khó chịu. Chưa kể đến các yếu tố khách quan như mưa, đường sá gồ ghề phức tạp, sỏi đá va chạm vào thân xe….
Cuối cùng, động cơ cũng là một điều không thể bỏ qua. Anh Nguyễn Hữu Thuận, một người tài xế lâu năm chia sẻ: “Đa phần tiếng ồn của xe đến từ tiếng dội lại của động cơ, thậm chí có thể nói đây là tiếng ồn gây khó chịu nhất cho mọi tài xế”.
2. Nên hay không việc cách âm cho xe
Nếu bạn đã từng ngồi trên một chiếc xe ô tô thì không khó để nhận ra tiếng ồn này. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cả tài xế lẫn hành khách đều cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, thậm chí còn gây mất tập trung dẫn đến những tai nạn không đáng có.
Dù vậy, không phải chiếc xe nào cũng được thiết kế cách âm tốt. Đặc biệt, đối với những chiếc xe có cabin chủ yếu là nhựa cứng dễ dẫn đến say xe,chóng mặt. Ngoài ra, gầm thấp cũng khiến tiếng ồn lớn hơn, đó là lí do khi đi trên một chiếc xe bán tải thì bạn ít nghe thấy tiếng ồn từ lốp hơn.
Chính vì khó chịu bởi nhưng tiếng ồn đó nên có rất nhiều người lựa chọn mang đến các hãng bọc thêm một số phụ kiện chống ồn. Tuy nhiên, nhiều chủ xe hơi vẫn băn khoăn liệu có nên chống ồn ô tô không vì sợ sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu và tính thẩm mỹ của chiếc xe.
Dù vậy, với những nguyên nhân chính như trên thì rất khó khắc phục nếu không chấp nhận hy sinh. Nếu muốn xử lý triệt để thì phải thay đổi, giải quyết những nguyên nhân khiến chiếc xe trở nên ồn ào hơn.
3. Một số cách âm thường sử dụng
Việc lựa chọn vật liệu cũng như cách thức cách âm cho xe cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của vấn đề này. Nếu không biết hoặc chọn sai có thể “chữa lợn lành thành lợn què”. Dưới đây là một số cách âm mà các tài xế thường hay áp dụng.
Trường hợp muốn hạn chế tiếng ồn của lốp xe va chạm với mặt đường vọng lên và cộng hưởng trong lồng bánh xe. Chủ xe có thể dùng cao su lỏng quét 3 lớp toàn bộ mặt dưới khung gầm của xe, đặc biệt trong bốn lồng của bánh xe. Lớp cao su mềm bám bề ngoài khung vỏ dưới gầm xe này có tác dụng hấp thụ âm thanh, chống cộng hưởng âm thanh trong lồng của bánh xe.
Ngoài ra, để giảm tiếng ồn do động cơ hoặc thân xe rung lắc thì bạn có thể lót thảm nước dưới sàn để triệt tiêu rung động truyền từ khung gầm, vỏ xe vào cabin từ dưới sàn xe. Anh Quang, chủ một garage cho hay: “Tăng trọng lượng của nóc xe từ bên trong hay bên ngoài cũng là một trong những giải pháp khắc phục khá hiệu quả tiếng ồn cho xe. Đây cũng là lý do vì sao những chiếc xe hạng sang thường có trọng lượng khá nặng”. Nó có thể thay đổi tần số cộng hưởng riêng của xe, triệt tiêu những rung động thân xe mang lại.
Hay cách làm mà nhiều người hay áp dụng đó là dán miếng cách âm vào các cửa xe. Góp phần giảm tiếng gió rít, tiếng mưa, các loại phương tiện lưu thông xung quanh…
Tóm lại, điều quan trọng của vấn đề cách âm cho ô tô mà các tài xế nên chú ý đó là phải tìm đúng vật liệu cách âm chuẩn, chịu nhiệt tốt và đặc biệt là không mùi, không độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cả gia đình. Nếu không sẽ rơi vào trường hợp than rằng mang xe đi cách âm nhưng không hiệu quả và vẫn bị ù.
“Khách hàng nên cân nhắc chọn vật liệu cách âm chất lượng, uy tín cũng địa chỉ cách âm uy tín để không bị lừa, vừa tốn tiền bạc và thời gian nhưng hiệu quả không cao, ồn vẫn hoàn ồn”. Anh Quang nói.
Khi mà khả năng vận hành, công nghệ gần như sam sam nhau trong khúc, người dùng lại lấy tiêu chí cách âm ra để so sánh, rồi chia sẻ các phương pháp triệt tiêu nhưng liệu có hiệu quả khi chưa hiểu rõ nguyên nhân gây ra tiếng ồn.