Để khắc phục hiện tượng khóa cứng bánh khi thắng gấp thì sau này các nhà nghiên cứu phát triển hệ thống chóng bó cứng phanh ABS và hỗ trợ lực phanh EBD để khi xảy ra tình huống trên người lái vẫn có thể đạp phanh hết cỡ nhưng vẫn có khả năng đánh lái mà không bị lật nhờ cơ cấu bóp nhả má phanh của ABS và tính toán áp lực phanh của EBD. Ở thời điểm hiện tại công nghệ ABS và EBD hiện đang là hệ thống an toàn tiêu chuẩn trên đại đa số các xe đang bán trên thị trường trừ những xe có mức giá rất rẻ dùng làm xe taxi.
Nhưng đó chỉ là xe thương mại, còn trên những chiếc khách, xe bus đời mới sau này thì ABS vẫn còn là công nghệ mới lạ. Tại Việt Nam mặc dù các xe bus đời mới của các thương hiệu như Samco, Thaco, Hyundai,… mới có hệ thống phanh ABS, một số mẫu khác vẫn chưa trang bị. Còn lại chủ yếu sử dụng hệ thống phanh hơi, thủy lực và phanh từ. Còn các công nghệ như chống lật, kiểm soát lực kéo, cảnh báo va chạm gần như là thứ gì đó rất xa xỉ. Ở một số mẫu xe chủ xe còn phải lắp thêm camera sau để hỗ trợ khi lùi xe.
Thực tế khi lái xe bus, xe khách đều có kích thước lớn, trọng tâm cao, tải trọng nặng khi đổ đèo ở tốc độ cao nếu mất kiểm soát tay lái thì dù có đạp thắng hay không thì nguy cơ lật xe đều có thể xảy ra. Tùy vào kinh nghiệm lái xe mà sẽ có số thương vong ít hay nhiều. Bởi khi vào cua với vận tốc lớn thì lúc này lực ly tâm, trọng tâm lớn hơn trọng lực và lực bám của bánh xe và theo quán tính xe sẽ chao đảo mất thăng bằng. Lúc này chỉ còn dựa vào năng lực tài xế sẽ đánh lái như thế nào để lấy lái thăng bằng nhưng hầu như rất khó.
Chính vì phụ thuộc quá nhiều vào lực bám đường, lực phanh nên hầu như các công nghệ an toàn thường hiếm khi xuất hiện trên các mẫu xe bus, xe khách thông dụng bởi yếu tố giá thành. Ví dụ hệ thống chống lật hoạt động phụ thuộc vào lực phanh, giảm sóc, hệ thống treo, ABS dựa trên các cảm biển ghi nhận các thông số từ đó đưa ra lựa kéo phù hợp cho từng bánh xe để đưa xe về trang thái cân bằng. Thậm chí nhiều thương hiệu cao cấp còn cho phép can thiệp vào chân ga, chân thắng để cân bằng xe.
Nhưng đặc thù của xe khách ở thị trường Việt Nam nếu quá đắt thì không ai mua bởi lâu hồi vốn. Họ chỉ cần rẻ là đủ để nhanh hoàn vốn thế nên các công nghệ an toàn dần bị lượt bỏ bởi chi phí để trang bị những hệ thống ấy lên những chiếc xe to lớn thường không rẻ. Thế nên vào mùa mưa số lượng xe gặp nạn trên đèo thường nhiều hơn bởi hệ thống ABS không thể nào đáp ứng đủ, thêm nữa hầu hết cái tài xế lái xe thường chạy rất ẩu để đua chuyến có lợi nhuận thế nên tai nạn là điều tất yếu.
Cuối cùng, hệ thống ABS chỉ có thể hỗ trợ tài xế có thể đánh lái khi thắng gấp mà không bị quăng xe, chứ không hề có tác dụng giảm quãng đường phanh hay chống lật như nhiều người thường nghĩ. Vì thế nếu cầm lái những chiếc xe to lớn hãy cẩn thận chạy chậm để tránh những sự việc đáng tiếc.
VinFast công bố kết quả kinh doanh tháng 6 và luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, với tổng cộng 11.638 xe ô tô điện đã được bàn giao cho khách hàng kể từ đầu năm, trong đó riêng tháng 6 là 3.155 xe.
Tại Thái Lan mẫu xe điện Air EV của Wuling vừa được trình làng với mức giá quy đổi từ 265 triệu đồng với nhiều trang bị hiện đại hơn so với chiếc Hongguang vừa được mở bán tại Việt Nam.
VinFast VF 6 gần như lộ diện hoàn toàn bởi nhưng hình ảnh được lan truyền trên mạng, nhưng mới đây một chiếc VF 6 vừa được bắt gặp với màu ngoại thất xám và không có sự ngụy trang.
Trong tháng 6, các đại lý Volkswagen đồng loạt chào bán Teramont với mức giảm 320 triệu đồng, đưa giá bán từ 2,499 tỷ đồng xuống còn 2,179 tỷ đồng.
Sau thông báo ra mắt bản thiết kế của VF3, VinFast công bố tổ chức chuỗi triển lãm “VinFast - Vì tương lai xanh” nhằm giới thiệu tới công chúng toàn bộ hệ sinh thái xe điện cũng như hành trình kiến tạo của công ty.