Trong những năm gần đây, pháp luật đã tăng mức phạt đối với hành vi vi phạm giao thông, nhưng tình trạng mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) vẫn diễn ra phổ biến. Để xử lý triệt để hơn, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) đang tham mưu xây dựng dự thảo nghị định mới, đề xuất tăng nặng mức phạt với các hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Chẳng hạn, với lỗi vượt đèn đỏ, mức phạt dự kiến sẽ tăng đáng kể: ô tô từ 4 - 6 triệu đồng lên 9 - 11 triệu đồng, xe máy từ 800.000 - 1 triệu đồng lên 4 - 6 triệu đồng. Đây là một trong những giải pháp nhằm hạn chế các vi phạm phổ biến như đi ngược chiều, xe máy đi vào đường cấm, uống rượu bia khi lái xe, hay vượt đèn đỏ rồi bỏ chạy khi bị CSGT phát hiện. Thực trạng này đang khiến tình hình giao thông tại một số nơi trở nên hỗn loạn, dù lực lượng CSGT đã tăng cường xử lý trong giờ cao điểm.
Việc chấn chỉnh TTATGT cần được thực hiện nghiêm túc, không chỉ dừng lại ở việc tăng cường chế tài mà còn phải xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật, hình thành văn hóa giao thông văn minh trong cộng đồng. Kinh nghiệm từ việc xử phạt nghiêm hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia cho thấy, mức phạt cao và đồng bộ đã làm giảm đáng kể vi phạm. Điều này cho thấy, khi ý thức chưa đủ, các biện pháp cưỡng chế là cần thiết.
Bên cạnh việc tăng mức xử phạt, cơ quan chức năng đang đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông, giúp phát hiện và xử lý vi phạm tự động. Một số ý kiến đề xuất công khai danh tính người vi phạm để tăng tính minh bạch và giúp cộng đồng giám sát. Nếu triển khai đồng bộ các biện pháp này, tình trạng vi phạm giao thông sẽ giảm, góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đảm bảo an toàn trên mỗi hành trình.
Thực tế việc phải đóng thêm lãi khi chậm nộp phạt vi phạm hành chính về giao thông đã có từ lâu, tuy nhiên điều này trở thành vấn đề quan tâm lớn trong những ngày gần đây vì mức phạt thay đổi theo nghị định mới.
Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông, trong đó có nhiều hình thức xử phạt rất cao khiến người vi phạm có tâm lý bỏ luôn phương tiện để tránh nộp phạt.
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) ngày 28/12 cho biết, Nghị định 168 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bao gồm các nội dung liên quan đến trừ điểm và phục hồi điểm giấy phép lái xe, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Trong Nghi định mới vừa trình Chính phủ, Bộ Công an đã có nhiều đề xuất khác nhau trong đó có mức hỗ trợ lến đến 5 triệu đồng cho người cung cấp thông tin vi phạm hành chính.
Theo Luật mới thì người vi phạm giao thông nếu không giải quyết vụ việc vi phạm hành chính sẽ không được cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe, đồng thời phương tiện vi phạm cũng sẽ không được đăng kiểm.