20 năm trước, chỉ những người có kinh tế khá giả mới có thể sắm cho mình những chiếc Honda Wave, Dream lắp ráp tại Việt Nam với mức giá từ 27-30 triệu đồng một chiếc, riêng xe nhập Thái còn cao hơn rất nhiều. Khiến giấc mơ một nhà một xe Honda là thứ gì đó rất là xa xỉ. Nắm bắt xu hướng thị phần đó xe máy Trung Quốc nhái kiểu dáng với mức giá mềm hơn từ 5-8 triệu đồng nhanh chóng giúp mơ ước ấy trở thành hiện thực với nhiều người.
Làn sóng xe Trung Quốc trở nên thịnh thành, có thịnh có suy xe máy Tàu nhanh chóng bị lụi tàn sau khoảng 3-4 năm gây sóng gió thị trường bởi những hư hỏng vặt, chi phí đắt đỏ, độ bền kém, giá bán tăng khiến người dùng dần quay lưng. Nhưng công lao lớn nhất của “xe Tàu” thời đó là đưa giá xe máy chính hãng có thương hiệu về đúng giá trị thực về đúng mức 13-17 triệu đồng cho một chiếc Honda Wave.
Quay trở lại thời điểm 2 năm trước, xe hơi Trung Quốc đã có những bước tiến gia nhập thị trường Việt Nam bằng chiêu bài “ngập tràn công nghệ, giá rẻ như xe phổ thông” gây xôn xao người tiêu dùng đơn cử như Zoyte Z8, thậm chí có những hội nhóm riêng biệt cho những người dùng đi xe này. Họ sẵn sàng phản bác những bình luận chê bai chiếc xe này, rồi chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng, cho tới khi vỡ lẽ khi chủ những hội nhóm này lại là những người buôn xe dưới dạng nhập khẩu tư nhân. Một số còn tuyên bố sẽ lật đổ bộ ba Mazda CX-5, Honda Cr-V, Hyundai Tucson, thậm chí là Toyota Fortuner.
Quay lại thời điểm hiện tại, Zotye Z8 trở nên im ắng hơn, không còn hùng hồn như trước bởi hàng loạt lỗi vặt như: “về số D để đi tiếp thì trên bảng đồng hồ hiện chữ F. Nhấn ga mà xe không đi được, chỉ có thể chuyển về R để lùi”, “biến dạng hoàn toàn khi đụng gốc cây” và trạm bảo dưỡng, bảo hành hạn chế, linh phụ kiện chỉ có thể đặt hàng thời gian dài mới có để thay thế. Khiến cho Zotye Z8 dẫn trở nên quên lãng, không còn ai nhìn tới, thậm chí thanh khoản bán rẻ cũng rất it người đủ tủ tin mua lại. Mặt khác do nhái kiểu dáng xe sang khiến chủ xe có phần ngại khi đậu kế xe sang thứ thiệt.
Trung tuần 2 tháng 10, cư dân mạng lại xôn xao, rụng tim trước Baic Beijing X7, được quảng cáo là công nghệ hiện đại, nội thất tương tự những chiếc S-Class, kiểu dáng lai tạp khá nhìu mẫu xe sang, nhất là phần đuôi xe khá giống VinFast Lux SA 2.0 lại nhận được khá nhiều lời khen từ công đồng mạng.
Nhiều người hô hào xe đẹp, giá ngon, đè bẹp nhiều đối thủ khác khi khởi điểm từ 528 đến 688 triệu đồng, nhưng khi mời chốt cọc thì chả mấy ai dám ký hợp đồng. Một thương hiệu khác là MG Motor được quảng cáo là xe Anh, thực tế chỉ còn là logo mang mác Anh Quốc nhưng được ráp tại Trung Quốc phân phối bởi TanChong tại thị trường Việt Nam cho đến nay chỉ thấy xuất hiện trên truyền thông còn ngoài đường thì gần như không có.
Đường dài mới biết ngựa hay, từng có nhiều hãng xe Tàu du nhập Việt Nam nhưng nhanh chóng bị đào thải bởi không phải giá rẻ, đẹp, nhiều công nghệ là chiếm được thị phần. Có thể được tung hô tận mây xanh nhưng lại không được bền lâu. Với tâm lý “sính ngoại, trừ Tàu” của không ít người Việt nhưng họ lại khen lấy khen đại một mẫu xe Trung Quốc nhái xe sang nào đó không rõ nhà nhập khẩu, dịch vụ sau bán hàng, nhưng lại sẵn sàng dìm sâu một hãng xe Việt với quy mô không thua bất cứ một hãng xe nào cả, bởi họ cho rằng xe Việt Nam không đáng tin trong khi dây chuyền lắp ráp, linh kiện đã được các chuyên gia đánh giá cao có xuất xứ từ các nhà máy châu Âu có tên tuổi.
Đều là thương hiệu xe hạng sang tại Trung Quốc, nhưng thị phần của ba hãng xe Mercedes, BMW và Audi đều đang mất dần vào tay các thương hiệu xe điện.
Trung Quốc không chỉ là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới mà còn cho thấy những nét riêng hết sức đặc biệt. Một trong số đó chính là xu hướng sedan trục cơ sở kéo dài (LWB).
Không có gì phải bàn cãi khi thị trường xe hơi Trung Quốc đang là mảnh đất màu mỡ nhất cho các nhà sản xuất trên toàn cầu khi vượt qua Mỹ vào năm 2009 để vươn lên đứng vị trí số 1 về lượng tiêu thụ.
Tập đoàn sản xuất ô tô Trung Quốc Geely đã hoàn tất việc mua 51% cổ phần hãng xe Anh Quốc Lotus, với 49% còn lại thuộc sở hữu của công ty ô tô Malaysia mang tên Etika Automotive.
Cho đến hiện tại, cơ quan chức năng thành phố Thiên Tân vẫn chưa tuyên bố nguyên nhân chính thức dẫn đến vụ nổ khủng khiếp làm hơn 50 người thiệt mạng và 700 người bị thương hôm 12/8 vừa qua.