Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, thị trường ôtô Nga có sự thay đổi đáng kể. Các hãng xe phương Tây rút đi, tạo điều kiện cho các hãng xe Trung Quốc lấp đầy khoảng trống. Với các kế hoạch trong dự thảo mới cho thấy Nga kỳ vọng doanh thu từ tái chế ôtô sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2025, từ 11,6 tỷ USD lên 21,6 tỷ USD.
Chi phí tái chế cho ôtô nhập khẩu dự kiến tăng từ 7,31 tỷ USD trong năm nay lên 12,25 tỷ USD vào năm sau. Đối với ôtô sản xuất tại Nga, chi phí này sẽ tăng từ gần 4,3 tỷ USD lên 9,37 tỷ USD. Các hãng xe nội địa và nhà nhập khẩu ôtô đều phải trả phí tái chế tại Nga để trang trải chi phí quản lý quá trình tái chế trong tương lai. Tuy nhiên, dự thảo ngân sách cũng cho thấy chi phí tăng thêm này sẽ được bù đắp bằng việc tăng trợ cấp cho ôtô sản xuất trong nước.
Điều này đồng nghĩa với việc ôtô nhập khẩu có thể sẽ đắt hơn và có thể buộc các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc phải chuyển một phần sản xuất sang Nga để duy trì tính cạnh tranh. Sản lượng ôtô trong nước của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2022 do các nhà sản xuất ôtô phương Tây sở hữu nhà máy tại đây dừng hoạt động và rời đi.
Phí tái chế đánh vào ôtô nhập khẩu đã được Nga áp dụng từ năm 2012. Mới đây, Maxim Sokolov, chủ tịch AvtoVAZ - hãng xe sở hữu thương hiệu ôtô nổi tiếng của Nga là Lada - từng nói về sự cần thiết của việc tăng phí tái chế, ám chỉ sự mở rộng của các hãng xe Trung Quốc tại Nga. Tuy nhiên, các thương hiệu Trung Quốc lại ưu tiên nhập khẩu xe và tỏ ra miễn cưỡng khi chuyển sang sản xuất tại chỗ.
Chính phủ mới đây đã đồng ý hỗ trợ giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 1/12/2021 đến 31/5/2022. Với chương trình ưu đãi kích cầu thị trường này của chính phủ, nhiều mẫu xe sẽ tiết kiệm đến hàng trăm triệu đồng khi ra biển số.
Nhằm truyền thông điệp cứng rắn với các hành vi trốn thuế xe sang nhập khẩu, hải quan Phillipines đã thực hiện phá bỏ nhiều siêu xe đắt tiền.
Từ 10/7, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành ô tô trong nước.
4 nhà sản xuất ô tô gồm Thaco, Toyota Việt Nam, Thành Công và Ford Việt Nam đã được hoàn thuế trên 2.300 tỷ đồng linh kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trong kỳ hoàn thuế đầu tiên năm 2019.
Ông Lê Mạnh Hùng, Cục phó Cục Thuế Xuất nhập khẩu (Tổng Cục Hải quan- Bộ Tài Chính) cho biết, theo hiệp định FTA năm 2018, thuế nhập khẩu ôtô từ các nước ASEAN giảm còn 0% nhưng giá ôtô tại thị trường trong nước đến nay vẫn không giảm.