Tháng 3 là tháng “vui vẻ” với những người đang chờ đợi để sở hữu xe nhập khẩu khi các giấy tờ theo quy định tại Nghị định 116 từ Thái Lan và Indonesia dần được chấp thuận bên cạnh các thị trường khác như Mỹ, Anh, Đức... Tuy nhiên, cho tới thời điểm này mới chỉ có Honda đưa được xe về VN và bắt đầu bán ra lô hàng đầu tiên theo diện ưu đãi thuế nhập khẩu về 0% có hiệu lực từ đầu năm 2018.
Những hãng xe còn lại như Toyota, Ford… đều chưa có thông tin chính xác thời điểm lô xe về nước. Nếu như một số mẫu xe nhập “ế ẩm” vẫn còn xe để bán thì phân khúc xe bán tải gần như đã cháy hàng, có dấu hiệu bị làm giá hay chiếc SUV Fortuner của Toyota đã vắng bóng trên thị trường từ lâu vì không còn xe để bán. Câu chuyện hiện tại với những mẫu xe như Toyota Fortuner không phải là giá bán giảm bao nhiêu sau ưu đãi thuế mà là bao giờ có xe bán ra thị trường.
Nhiều mẫu xe bán chậm tiếp tục giảm giá mạnh bất chấp là xe nhập khẩu
Khác với nhiều mẫu xe nhập khẩu bị đại lý làm giá hay án binh bất động vì không còn xe để bán, xe lắp ráp trong nước đang có hai chiều hướng khác nhau. Trong đó, những mẫu xe bán chậm tiếp tục kích cầu như GM Việt Nam giảm giá hàng trục triệu đồng cho Aveo, Spark, Cruze hay Captiva. Riêng trường hợp cá biệt Nissan tiếp tục giảm giá đợt 2 với 104 triệu đồng cho Teana đưa giá xe về mức 1,195 tỉ đồng.Như vậy, thị trường hiện chỉ có Honda có xe miễn thuế nhập khẩu được bán ra với giá giảm cả trăm triệu đồng so với trước Tết Nguyên đán vẫn bị áp thuế. Tuy nhiên, mới đây hãng xe Nhật Bản vừa bất ngờ tăng giá nhẹ 5 triệu đồng cho tất cả các mẫu xe nhập khẩu như CR-V, Civic, Jazz và Accord so với giá niêm yết trước đó, những khách hàng đặt xe trước tháng 4 không chịu ảnh hưởng. Phía Honda Việt Nam giải thích, giá bán mới được áp dụng “sau khi tính toán thực tế các yếu tố ảnh hưởng từ việc nhập khẩu xe”.
Tuy nhiên, ở chiều hướng khác Nissan cũng không quên tăng giá nhẹ nhàng cho mẫu X-Trail lắp ráp trong nước từ 25-27 triệu đồng. Đây chính là đối thủ đáng chú ý của cặp đôi Mazda CX-5 và Honda CR-V trong phân khúc Crossover cỡ trung dành cho đô thị. Không chỉ Nissan X-Trail, thời gian gần đây cả hai người đồng hương đến từ Nhật Bản kể trên cũng có thay đổi về giá bán, cao hơn đôi chút so với trước đây.
Ô tô lắp ráp trong nước có xu hướng tăng giá, đặc biệt với những xe bán chạy
Đây được xem là biểu hiện bất thường phản ánh thị trường ô tô đang bất ổn bởi như thông lệ thời điểm sau Tết Nguyên đán là lúc doanh số bán xe chững nhất, hãng xe, đại lý “thi đua” tung khuyến mại, chiết khấu nhằm đạt mục tiêu doanh số. Dự kiến, những bất ổn này sẽ vẫn tiếp diễn cho tới mùa mua sắm cuối năm nay.Không chỉ tăng giá chính thức, giá bán thực tế tại một số đại lý cũng nhảy loạn theo quy luật cung cầu của thị trường. Những mẫu xe bán chạy đến từ hầu hết các thương hiệu đang có xu hướng tăng nhẹ từ vài triệu tới cả chục triệu đồng. Thậm chí, những ưu đãi đi kèm trước đây cũng bị cắt hay khách hàng “bị ép” mua thêm trang bị đối với những mẫu xe có tính “cạnh tranh” cao.
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Bước sang tháng 5/2023, nhiều mẫu ô tô mới chủ yếu thuộc phân khúc xe phổ thông sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Trong đó chủ yếu là các mẫu xe nhà Toyota.