Theo đó, các nhân viên kỹ thuật đã tự ý thay đổi một số thông số và dữ liệu đã trong các công đoạn kiểm tra xe cuối cùng ở nhà máy Gunma và Yajima (Nhật Bản), nơi lắp ráp các mẫu xe như Impreza, Outback và Forester với 903 chiếc xe sản xuất bị ảnh hưởng trong thời gian từ tháng 12/2012 đến tháng 11/2017.
Quá trình gian lận có thể diễn ra từ năm 2012, nhưng nhiều thông tin chưa được minh chứng rõ khiến nhiều người nghi ngại việc gian lận về mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải diễn ra từ năm 2002.
Xác định nguyên nhân ban đầu, hãng xe cho rằng các nhân viên giám sát nhà máy đã tiến hành sửa dữ liệu đã được thông qua từ nhân viên giám sát cấp thấp đến cấp cao. Tuy nhiên, Subaru khẳng định đây là hành đây là việc làm tự phát chứ không có sự chỉ đạo từ ban lãnh đạo công ty. Theo hãng xe Nhật Bản, một số trưởng nhóm bộ phận có thể thông đồng nhưng cấp tổ trưởng nhóm và giám đốc bộ phận thì không.
Lý giải về những động cơ có thể xảy ra, Subaru cho rằng rất có thể các nhân viên giám sát cấp cao yêu cầu các nhân viên giám sát thay đổi thông số tiêu thụ nhiên liệu và khí thải của các xe mẫu không đạt tiêu chuẩn.
Ngay cả một số mẫu xe đạt tiêu chuẩn chất lượng nội bộ cũng bị sửa thông số để “che mắt” sự chênh lệch số liệu để tránh những thắc mắc của trưởng nhóm và trưởng bộ phận.
Một nguyên khác có thể do nội quy không nghiêm và việc đào tạo chưa được đầy đủ. Theo giải thích của công ty, trong một số trường hợp đặc biệt, nhân viên có thể thay đổi thông số một cách hợp pháp do lỗi của thiết bị đo và quy định này có thể khiến một số nhân viên giám sát đã hiểu nhầm cách làm này.
Hệ quả của vụ việc này khiến hình ảnh của Subaru tiếp tục sụt giảm nghiêm trọng. Doanh số xe nội địa giảm 15% xuống còn 46,867 xe trong ba tháng đầu năm. Quá trình lao dốc bắt đầu từ cuối năm ngoái khi công ty dính phải với bê bối kiểm tra bụi phóng xạ.
Nhà sản xuất cũng cho biết sẽ không mở đợt triệu hồi nào vì việc sửa thông số vẫn nằm trong phạm vi được chấp nhận.
Trong tương lai, hãng xe Nhật kiên quyết cải cách văn hóa doanh nghiệp công ty từ đầu với "những khía cạnh lạc hậu của văn hóa doanh nghiệp" bao gồm cấp quản lý từ trên xuống, sự độc đoán, chỉ dựa vào tiền lệ và quan trọng hình thức.
Với mức giá lăn bánh gần 2 tỷ tại thị trường Việt nam, nhưng ở thời điểm hiện tại một số đại lý đang rao bán mẫu BRZ với mức giảm hơn 200 triệu đồng.
Subaru Crosstrek, có tên cũ là XV từng được bán ở Việt Nam, nay có thể trở lại với tên mới cùng giá bán dự kiến thấp hơn hẳn.
Nhà phân phối Subaru tại Việt Nam vừa giới thiệu phiên bản năm 2023 dành cho người dùng tại thị trường Việt Nam với một số nâng cấp mới và giá bán cũng có sự điều chỉnh.
Sau khi ra mắt tại VMS 2022, phiên bản mới của Subaru Forester đã có mặt tại đại lý với nhiều nâng cấp mới cùng mức giá bán gần 1.1 tỷ đồng.
Với giá bán rẻ hơn khoảng 400 triệu đồng, Subaru WRX 2023 tại Malaysia vẫn có đủ những trang bị như phiên bản dành cho thị trường Việt.