Văn hóa xe, - 10/12/2020 12:24 AM
Ngày mới gia nhập, Grab là một gã đại gia thật sự khi “đốt tiền” liên tục chào mời tài xế, cho tới giờ đây góc ngã tư bất kì thời điểm nào đều thấy xe đồng phục xanh luôn chiếm số đông chen nhau “mang tiền” về cho chính tay nhà giàu này.

Cách đây 1,2 hay 3 năm trước, người ta trầm trồ những người trẻ lái xe ôm thu nhập từ 10 đến 20 triệu đồng, cá biệt có những cá nhân xuất sắc chịu khó cày có thể kiếm được 30 triệu đồng mỗi tháng được truyền thông đưa tin tạo viral cực lớn. Đó là chưa kể những câu chuyện về những cuốc xe mà chỉ tốn 1 ngàn, 2 ngàn hay chưa tới 30 ngàn cho một quãng đường lớn khiến người người người đua nhau tải app vô tình đưa xe ôm truyền thống vào con đường cùng.

Sau miếng mồi ngon là con cá chết

Bẵng đi thời gian, theo xu hướng phát triển, Grab đã bành trướng thành một ông lớn với nhiều ngành liên kết như giao hàng, taxi, xe dịch vụ, dịch vụ cao cấp, giao đồ ăn thậm chí là xe hợp đồng hai chiều với các phương thức gần như tức thời chỉ cần chạm là trả tiền không cần phải mở ví. Có thể nói chính các phương thức tiện lợi này đã dường như tạo thòi quen cho người dùng. Người lái đối tác với Grab đã có nhưng bài chê thà chạy ngoài đường, đi đây đi đó còn hơn ngồi văn phòng 1 chỗ nhưng lại có mức thu nhập cao hơn hẳn, chủ động về thời gian không ràng buộc. Đã từng có một câu nói của một anh Grab tạo ra sự tranh cãi lớn chạy xe ôm lương mười mấy triệu còn hơn thử việc máy lạnh 5-7 triệu với những ý kiến trái chiều.

sau-mieng-moi-ngon-la-con-ca-chet-tang-gia-tien-nhung-grab-van-lam-chu-cuoc-choi

Rồi sau đó, đối tác lẫn người dùng lờ mờ nhận ra được chiêu thức kinh doanh “tưởng lỗ mà không lỗ” với phương thức “sau miếng mồi ngon là con cá chết”, nhớ ngày đầu những bi thương Grab than lỗ, đối thủ cạnh tranh, xe ôm, taxi truyền thống chơi bài xấu nhưng giờ đây gần như là 1 tượng đài khó sụp đổ chưa kể những đồn đoán GoJek sẽ sát nhập với Grab nếu điều này xảy ra thì có thể xem như độc tôn trong thị phần này.

Có tăng giá, nhưng Grab vẫn nhiều người dùng

Ngày Uber và Grab khai phá thị trường Việt Nam, họ mang những lý thuyết từ nước ngoài như “san sẻ chuyến đi”, “là hình thức đi nhờ”, “tối ưu chi phí” khi mà đi xe hơi còn rẻ hơn xe ôm, phí đi xe máy còn rẻ hơn ly nước khiến nhà nhà vay ngân hàng mua xe làm đối tác với thời gian lúc đầu tự hào khoe việc nhẹ lương cao nhờ hỗ trợ tốt.

Nhưng đã là kinh doanh thì chủ phải có lời, sau thời gian mức chiếc khấu của lái xe không còn ngon như xưa, không còn cảnh làm 8 tiếng nữa hay thích thì tắt app giải lao giờ đây họ phải làm việc liên tục trung bình từ 12 đến 16 tiếng mới đủ chuyến để có mức thưởng, chưa kể những nhận xét từ người dùng mới quyết định được mức chiết khấu nhận được. Đó có thể xem giống như “kpi daily” bạn đạt đủ thì bạn nhận thưởng, không thì cắt.

Pv: Nay cước tăng nữa hả anh trai, mọi ngày đi 50 ngàn nay 58 ngàn vậy?

Gb: Tổng đài nó tăng chứ tụi tui làm gì mà tăng được chứ, lâu lâu lại thay đổi cước vậy khách cứ hỏi mà

tụi tui có biết gì đâu.

Pv: Ủa, rồi tăng vậy có lên tiền hông anh, chứ grab giờ ít khuyến mãi ghê.

Gb: Chời ai cũng nói vậy khổ tụi tui, phí tăng nhưng chạy vậy còn bị trừ thêm chứ có được cộng vô đâu.

Anh đi xe xong anh nhận bill tiền tổng chứ tụi em nhận bill xong còn đủ thứ mức khấu trừ. Mà trừ không

nhiều trên mỗi chuyến những mà cộng dồn lại cũng cả trăm ngàn chứ chả chơi.

Pv: À ai biết đâu, thấy trên facebook bảo tăng phí, rồi mà sao biểu tình tùm lum vậy, biết vụ đó không

anh trai.

Gb: Biết chứ, trong mấy hội nhóm rần rần cả ngày hôm qua nè, mà em nói anh nghe ví dụ 1000 ông á, có

cỡ chục ông cao lắm trăm ông không có chuyện gì làm mới đi biểu tình, chứ còn lại lo chạy kiếm tiền chứ

hơi đâu mà đi mấy chiện đó.

Gb: với lại anh coi coi, mấy lần um sùm có thay đổi gì đâu, càng ngày càng gắt hơn, siết hơn, còn nghe

sau này nhập luôn GoJek coi như Grab độc quyền luôn rồi, không chừng nó nắm luôn, độc quyền cái thị

trường này thì phải nghe theo chứ chả làm gì được.

Chính vì kpi ngầm này mà tình trạng Grab, Now, Be, GoJek,… nhận khá nhiều phản ảnh bởi hình ảnh “tay đeo phone, mắt nhìn điện thoại” đi đường một cách bất chấp cực nguy hiểm, chưa kể Grab Car thì xào chẻ lạng lách, tấp đầu không khác gì xe truyền thống cho đến khi có khách thì mới trở về trạng thái bình thường chạy rùa bò cản trở giao thông.

Mức phí bây giờ đã cao hơn ngày trước rất nhiều nhất là các khoảng phụ phí như phí dùng ứng dụng, phí dừng chờ, phí thời gian di chuyển cộng dồn đẩy mức phí tổng lên cao. Nếu là một người sử dụng thường xuyên giữa các ứng dụng gọi xe công nghệ lẫn đi taxi truyền thống sẽ có rất nhiều sự khác biệt chênh lệch về giá. Đơn giản nhất cứ khoảng 5h30 chiều thử một cuốc xe từ chợ Tân Định quận 1 về công viên Gia Định quận Phú Nhuận khoảng 3 km thì app xe công nghệ báo giá khoảng hơn 100 ngàn với lí do lưu lượng giao thông đông, trong khi taxi truyền thống chỉ khoảng vài vài chục ngàn. Cùng với địa điểm trên nếu bắt xe vào giờ hành chính thì cũng ngang xe truyền thống theo biểu phí giá cước mới.

“Đốt tiền”  tạo thói quen, chiêu bài mới trong kinh doanh

Trước đây ai cũng nghĩ Shoppee sẽ thất bại trước Lazada bởi chả có gì đặc sắc, không khác gì cái chợ online nhưng giờ đây nhờ việc đốt tiền tấn thì bây giờ nó lại là sàn thương mại lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Grab cũng vậy dưới sự cạnh tranh của Uber, Beamin, GoViệt,… thì giờ đây kết quả đã khá rõ.

Những cuốc xe đồng giá với mức tiền lẻ, không làm gì vẫn có khuyến mãi xài chơi thì giờ đây còn không, người dùng buộc phải chi tiêu trên hạn mức mới có hay phải mua gói dịch vụ mới ưu đãi. Đó là thành quả của việc đốt tiền tạo thói quen, kết hợp với công nghệ 4.0 phát triển giờ đây chỉ cần ngồi cà phê mở app chọn điểm đón, điểm đến, phương thức thanh toán, ung dung thưởng thức đồ uống xe tới app báo tài xế gọi điện, chỉ việc bước ra, nếu có thẻ tín dụng, ví điện tử còn lợi hơn chỉ cần bước xuống xe không phải móc tiền hay chờ thối, ngay cả “boa” tài xế cũng đã có ứng dụng lo.

Pv: Nay cước lên nữa hả anh, nghe mấy ông grab biker la quá trời.

Gc: Lên thì lên chứ, tiền cũng vậy có khi còn ít hơn, anh không tin anh coi app của anh đi nó lên có mấy

ngàn à, mà mấy ngàn đó tụi tui có hưởng đâu nghe nói đóng thuế gì đó á.

Pv: À, em biết đâu, cứ book rồi đi thôi chứ đâu có biết mấy vụ đó, chênh lệch mấy ngàn thì ai mà rảnh

coi đâu. Ủa rồi có đi biểu tình không anh, thấy fb share quá trời nè.

Gc: Có mấy ông xe máy ổng rảnh ổng đi, chứ tui đi một buổi là mất hộp sữa như chơi, có mấy ngàn.

Pv: Mấy ngàn cộng lại cùng nhiều à, cả trăm lận đó.

Gc: Thì bớt bữa nhậu, cữ thuốc, cà phê thôi chứ biết sao giờ, giờ nghĩ thì cơm đâu mà ăn anh, giờ là mình

cần nó, chứ nó đâu còn cần mình nữa đâu, mình thiệt xíu nhưng vợ con mình có cơm mà ăn anh à.

Pv: rồi giờ đón sân bay vẫn thu tiền 25k hả anh, nghe nói có thương lượng gì mà.

Gc: Vẫn thu mà khách trả anh ơi, khách cũng bực nhưng chịu chứ biết sao bây giờ, ai cũng dành cả thôi

thì để mấy ổng làm việc, tụi tui thì cứ vậy thui, nói thiệt chớ chạy vậy để cầm cự chứ giờ lời như trước

thì khó lắm anh.

Gc: Mà tới rồi anh ơi, 5 sao giúp em nha chứ 4 sao là con em mất ít nữa hộp sữa đó nghe.

Pv: Oki tks nhé.

Trong khi đó, taxi truyền thống bao năm vẫn thế, mặc dù đã cải thiện hơn, đã có app nhưng vẫn chỉ là hình thức báo khoảng giá, việc thanh toán vẫn là bấm số kilomet rồi tính tiền theo quãng đường, có chăng cao hơn là thêm việc quẹt thẻ chập chờn lúc được lúc không. Ngay cả quy trình đặt xe cũng thế, người đặt phải gọi tổng đài, miêu tả điểm đón, khi xong miêu tả điểm đón thì phải ra đó chờ xe, rồi báo điểm đến, quãng ngắn thì có thể gặp nhưng cái cau có khó chịu tài xế, đến nơi phải xem bao nhiêu tiền, trả tiền, chờ thối thậm chí không được thối lại.

sau-mieng-moi-ngon-la-con-ca-chet-tang-gia-tien-nhung-grab-van-lam-chu-cuoc-choi

Có thể nói từ thói quen “tiện lợi” nhờ “đốt tiền” mà dù cước phí có thay đổi cao hơn cả truyền thống nhưng người dùng sẵn sàng kéo vali đi xe công nghệ còn hơn đứng bắt taxi gần đó bởi tiếng xấu của những “con sâu” để lại. Miếng bánh ngày càng hẹp, buộc phải phụ thuộc nên cho dù có tài xế có lên tiếng biểu tình đi nữa thì Grab vẫn có lợi bởi hiện trạng “cung” đang còn nhiều hơn “cầu”.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.