Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính trong tháng 7/2017, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU) đạt khoảng 6.000 chiếc và 170 triệu USD.
Nếu coi đây là con số chính thức thì kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU đã có tháng suy giảm thứ hai liên tiếp. Trước đó, cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU tháng 6/2017 cũng đã giảm đến 2.000 chiếc về lượng và giảm 45 triệu USD về giá trị so với tháng liền trước.
Đáng chú ý, con số 6.000 chiếc ước tính đạt được trong tháng 7/2017 cũng chính là lượng xe CBU nhập khẩu tính theo tháng thấp nhất trong vòng một năm trở lại đây.
Cộng dồn đến hết tháng 7/2017, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU ước đạt 57.000 chiếc và 1,214 tỷ USD, giảm 5,5% về lượng và giảm 15,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tất nhiên, đây cũng mới chỉ là các con số ước tính và theo đó, hoàn toàn có thể thay đổi sau khi cơ quan thống kê có các số liệu đầy đủ. Nhưng dẫu sao, từ các con số này có thể thấy xu hướng giảm dần của ôtô nhập khẩu đã bắt đầu xuất hiện.
Giả sử đà sụt giảm sẽ tiếp diễn đến các tháng cuối năm, đây có thể được xem như một “hiện tượng lạ” trên thị trường.
Yếu tố “lạ” nằm ở chỗ, trong bối cảnh thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước Đông Nam Á đã giảm về 30% kể từ đầu năm và một số loại xe nhập khẩu từ các nước hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã giảm nhẹ, đáng ra kim ngạch nhập khẩu phải tăng dù ít hay nhiều.
Tuy nhiên, tâm lý chờ đợi lại đang có vẻ thắng thế. Bởi lẽ, nhiều người tiêu dùng vẫn đang trông chờ một đợt giảm giá mạnh mẽ của các loại xe CBU nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia từ ngày 1/1/2018. Lý do là kể từ thời điểm này, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước nội khối ASEAN sẽ giảm về 0%.
Kịch bản về một “cơn bão” giảm giá ôtô nhập khẩu ASEAN trên thực tế là chưa rõ ràng, bởi để hưởng thuế suất 0%, xe CBU còn phải đáp ứng nhiều điều kiện.
Giá xe CBU từ các nước Đông Nam Á sẽ giảm từ năm 2018 dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm đến đâu thì chưa thể tính toán được.
Trong khi nhiều người tiêu dùng còn đang chờ đợi, một loạt các hãng xe cũng đã và đang đua nhau tung ra những đợt giảm giá, khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Và đây cũng là một lý do nữa khiến cho kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU có tháng thứ hai liên tiếp sụt giảm.
Theo Vneconomy
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Bước sang tháng 5/2023, nhiều mẫu ô tô mới chủ yếu thuộc phân khúc xe phổ thông sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Trong đó chủ yếu là các mẫu xe nhà Toyota.