Năm 2020 đầy khó khăn với các nhà sản xuất ô tô khi thị trường trên toàn thế giới “đóng băng” nửa đầu năm vì Covid-19. Trong bối cảnh khó khăn chung, mọi sai lầm đều phải trả giá dù tốn kém ít hay nhiều.
Dưới đây là 6 quyết sách tồi tệ của hãng xe do Motor1 thống kê dựa trên nhận định của các Tổng biên tập, biên tập viên và MC có uy tín trong ngành ô tô.
GM đặt nhầm niềm tin với Startup ôtô điện
Ngày 30/11, General Motors (GM) thông báo sẽ rút lui khỏi quan hệ đối tác - kế hoạch từng được đưa tin hồi tháng 9 với hãng xe khởi nghiệp Nikola. Đây là hãng xe điện được kỳ vọng sẽ làm nên một Tesla thứ 2 tại Mỹ. Khi đó, GM cho biết sẽ mua 2 tỷ USD cổ phần trong hãng xe điện Nikola - tin tức được các nhà đầu tư đánh giá là thắng lợi lớn của Nikola.
Nguyên nhân của mối duyên ngắn ngủi này có lẽ xuất phát từ vụ việc tai tiếng với Nikola. Đầu tiên là công ty tài chính Hindenburg Research tung ra bản báo cáo dài 67 trang nhằm cáo buộc Nikola đã không trung thực trong một đoạn quảng cáo xe hồi năm 2017.
Hindenburg cho rằng hình ảnh một chiếc xe bán tải Nikola đang di chuyển trong đoạn quảng cáo là giả. Chiếc xe chỉ đơn thuần lăn trên đỉnh dốc xuống - xe không hề nổ máy.
Ngay sau đó, Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ cùng với Bộ Tư pháp bắt đầu cuộc điều tra liệu Nikola có đang lừa dối nhà đầu tư hay không. Không lâu sau đó, ông Trevor Milton đã phải từ chức Chủ tịch điều hành. Cổ phiếu Nikola lập tức tăng 19%, còn GM giảm 5%.
Với sự chia tay này, Badger - mẫu bán tải điện được kỳ vọng sẽ hạ đổ Ford F-150 sẽ không được sản xuất sau khi đối tác GM-Nikola tan rã. Cái kết buồn khiến Nikola không phải là bên duy nhất tổn hại, mà danh tiếng của GM cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Kia đổi tên, đổ công sức nhận diện thương hiệu xuống biển
Đầu năm nay xuất hiện thông tin Kia Optima thế hệ tiếp theo sẽ không giữ cái tên Optima. Thay vào đó là cái tên Kia K5.
Việc loại bỏ cái tên Optima đã được sử dụng kể từ khi mẫu xe này được giới thiệu tại Mỹ năm 2003. Nhà văn Anthony Alaniz nhận xét: “Đó là một động thái kỳ lạ giết chết tên tuổi và sự nhận diện thương hiệu mà công ty Hàn Quốc đã xây dựng trong hơn hai thập kỷ.”
Tuy nhiên, tên gọi K5 được cho là phù hợp hơn với những thay đổi mà Kia áp dụng ở thị trường Hàn Quốc. Không rõ Kia có kế hoạch đổi tên toàn bộ dòng xe của mình ở Mỹ hay không, mặc dù hãng đã thực hiện đổi tên Forte, Cadenza và K900 lần lượt được gọi là K3, K7 và K9.
Trong những năm gần đây, không riêng Kia mà các nhà sản xuất ô tô đã chuyển dần khỏi những cách đặt tên chữ và số, vốn được các nhà sản xuất ô tô Đức quen sử dụng trong nhiều thập kỷ. Lincoln là một trong những hãng xe đầu tiên từ bỏ cách gọi như vậy và hãng Cadillac là cái tên tên tiếp theo công bố động thái tương tự vào cuối năm 2019.
Jeep “cố nhét” động cơ V8 vào Wrangler
Chỉ mất 1 năm để đưa ra quyết định đưa bản concept dùng động cơ V8 vào sản xuất. Đó chính xác là những gì Jeep Wrangler Rubicon 392 xuất hiện như một phản ứng đáp lại đối với Ford Bronco.
Khi Jeep ra mắt chiếc Wrangler Rubicon với động cơ HEMI V8, dung tích 6.4 lít, công suất thực tế của nó đã lên tới 470 mã lực thay vì 450 như bản concept. Với sức mạnh đó, xe có thể tăng tốc lên 100 km/h trong vòng 4,5 giây, kết hợp hộp số tự động 8 cấp.
Tuy nhiên, vượt địa hình khó và bò trên đá là những hoạt động yêu thích ở tốc độ chậm đối với đại đa số khách hàng truyền thống của Jeep Wrangler. Vì vậy, khi sở hữu sức mạnh bứt tốc của động cơ V8 gần như không phù hợp với cấu hình một chiếc SUV địa hình chuẩn chỉ như Jeep Wrangler. Chưa kể khách hàng chịu bỏ ra số tiền nhiều hơn để lấy một chiếc Jeep tốc độ chỉ là thiểu số.
Độc giả trung thành với Motor1 là Chris Smith nhận xét: “Jeep Wrangler Rubicon 392 ra đời để kìm hãm Ford Bronco. Thật không may trong khi chuyến tàu đầy phấn khích Bronco đã có hơn 190.000 lượt đặt trước thì đến cuối 2020, Rubicon 392 chẳng còn mấy ai quan tâm”.
Thông báo của Cadillac khiến nhiều đại lý dứt áo ra đi
Trong tháng 9, General Motors đã thông báo với 880 đại lý ở Mỹ rằng họ sẽ cần đầu tư khoảng 200.000 USD để chuẩn bị bán các mẫu xe điện sắp ra mắt của Cadillac (thương hiệu thuộc sở hữu). Tuy nhiên theo báo Detroit News, gần 1/5 đại lý Cadillac đã chọn không tham gia.
Lyriq sẽ là chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên của thương hiệu Cadillac dự kiến ra mắt vào năm 2023, và tiến tới gần như tất cả có thể chạy hoàn toàn bằng điện vào năm 2030.
Nếu Cadillac muốn trở thành một thương hiệu xe điện sang trọng, hãng cần phải cung cấp dịch vụ khách hàng hoàn hảo, nhưng việc bắt những đại lý nhỏ lẻ phải tham gia cuộc chơi của hãng có vẻ đang là quyết sách khá vội vàng.
Tesla đối đầu với chính quyền California
Trong tháng 5, Elon Musk đã cố gắng mở lại hoạt động của nhà máy Fremont, California, bất chấp lệnh phong tỏa của chính quyền bang nhằm khống chế dịch Covid-19 lan rộng.
Tờ Washington Post xuất bản bài báo đưa tin Tesla đã thông báo với những người lao động không cảm thấy thoải mái khi quay lại làm việc rằng họ có thể ở nhà. Thế nhưng ít nhất 2 công nhân đã nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng khi họ không đến nhà máy. Thậm chí hãng xe điện này còn tuyên bố sẽ chuyển nhà máy nếu bị gây khó khăn.
Từ góc độ kinh doanh, có thể hiểu tại sao Tesla muốn mở lại nhà máy quan trọng càng nhanh càng tốt. Tesla xuất xưởng khoảng hơn 415.000 xe mỗi năm tại nhà máy Fremont nên việc dừng hoạt động sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung xe ra thị trường. Tuy nhiên, dường như hành động của Tesla như thể đang nói rằng công ty biết cách giảm thiểu đại dịch chết người hơn các quan chức y tế.
BMW ngầm nhắc khách hàng trả thêm tiền sử dụng dịch vụ
Đầu năm nay, BMW đã công bố kế hoạch đầy tham vọng của mình về việc tung ra các bản cập nhật tính phí cho khách hàng qua mạng, mang đến một tương lai “tốn kém” cho khách hàng.
Nhà sản xuất ô tô Đức ám chỉ rằng họ có thể cài đặt một số tính năng phần cứng nhất định trên xe xuất xưởng và sau đó cho phép khách hàng sử dụng, nâng cấp chúng thông qua phí đăng ký. Công ty đề xuất các tính năng như vậy có thể bao gồm khởi động từ xa, ghế sưởi, bộ nhớ ghế chỉnh điện....
BMW lần đầu tiên bắt đầu bổ sung đăng ký dịch vụ từ xa bằng Apple CarPlay, yêu cầu khách hàng chi hơn 80 USD một năm để truy cập dịch vụ. Mặc dù sau đó BMW đã loại bỏ dịch vụ này từ cuối năm 2019 nhưng dường như tham vọng kiếm thêm tiền của khách hàng chưa chấm dứt.
Không chỉ BMW, các nhà sản xuất ô tô khác cũng rất muốn kiếm tiền từ các tính năng bắt buộc đăng ký. General Motors đã đạt được thành công lớn với OnStar và nhiều khách hàng đã phải trả phí hàng năm để dùng dịch vụ cung cấp các giải pháp bảo mật trên xe hơi, dẫn đường bằng giọng nói và hệ thống khám xe từ xa.
Các dịch vụ đăng ký tốn phí hiện đang xuất hiện khắp lĩnh vực, nhưng khi các hãng xe nhảy vào cạnh tranh với các nhà cung cấp ứng dụng có thể khiến khách hàng đưa ra cân nhắc sử dụng và có thể đẩy họ sang chọn lựa xe của đối thủ.
Dù đã tuyên bố ý định đầu tư vào thị trường ô tô điện tự hành vào năm 2021, tới nay Xiaomi mới công bố những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này.
Mặc dù chưa ra mắt nhưng Mitsubishi lại đem ba chiếc bán tải Triton thế hệ mới tham dự giải Asia Cross Country Rally để minh chất cho chất lượng.
Các mẫu xe thuộc các thương hiệu như Kia, Mazda, Peugeot và BMW vẫn giữ các ưu đãi trước đó kết hợp với việc hỗ trợ lệ phí trước bạ giảm 50% giúp người mua được hưởng lợi khá nhiều.
Hướng đến việc tạo ra những giá trị thiết thực cho khách hàng, vừa qua, Thaco Auto đã tổ chức chuỗi sự kiện “Chăm sóc khách hàng cùng chuyên gia Kia”.
Sau 10 tuần khai trương tại một số tỉnh thành, hãng taxi Xanh SM đã công bố thông tin khi có hơn một triệu chuyến xe được thực hiện.