Ông Trump khẳng định sẽ “chiến” đến cùng
Vừa qua, một thông báo của ông Donald Trump đã khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ hoang mang, trong đó các thương hiệu xe hơi cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ tuyên bố này.
Cụ thể hôm 23/8, Tổng thống Mỹ còn đưa ra một biện pháp phi thuế quan mới khi đăng tải trên Twitter: "Tôi ra lệnh cho các doanh nghiệp Mỹ tìm phương án rút khỏi thị trường Trung Quốc, bao gồm việc đưa công ty trở lại Mỹ và sản xuất sản phẩm tại Mỹ".
Thực tế, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu trở nên căng thẳng hơn khi kế hoạch tăng thuế đối với 200 tỷ hàng hoá Trung Quốc từ 10% lên 25%, trong đó có mặt hàng ô tô của Mỹ sẽ được thực hiện vào ngày 10/5.
Đáp trả lại, Trung Quốc sẽ áp thuế suất 5% đối với phụ tùng và linh kiện ô tô kể từ tháng 9 tới, và mức thuế 25% đối với ô tô nhập từ Mỹ kể từ ngày 15 tháng 12 năm nay.
Hãng xe Mỹ nào đang “chơi vơi” tại Trung Quốc?
Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất quả thực đang gây ra những hệ lụy khủng khiếp. Các nhà sản xuất ô tô của Hoa Kỳ đã xuất khẩu 163.618 xe sang Trung Quốc vào năm 2018. Trong đó, tổng doanh số của Ford đã giảm 37% trong khi doanh số của GM giảm 10% trong năm 2018. Thương hiệu xe Jeep của Fiat Chrysler cũng chật vật ở thị trường Trung Quốc với doanh số đang giảm dần cho đến thời điểm hiện tại.
Trong động thái mới nhất, Tesla vừa đưa ra thông báo tăng giá xe và sẽ cố gắng nhập càng nhiều xe càng tốt trước thời điểm thuế tiếp tục tăng, những chiếc xe Tesla đang bán ở Trung Quốc đều dưới dạng nhập khẩu. Trong khi đó, GM từ chối bình luận về vấn đề này.
Hãng xe Ford phải hối thúc và mòn mỏi chờ đợi việc đàm phán giữa hai quốc gia. Hãng xe này cho rằng thay vì việc đối đầu, Mỹ và Trung Quốc nên hợp tác và tìm giải pháp cân bằng trong những hoạt động thương mại. Nhà máy sản xuất xe Ford ở khu đô thị Trùng Khánh đã âm thầm sa thải hàng nghìn người trong tổng số 20.000 công nhân đang làm việc.
CEO Hiệp hội xe toàn cầu, ông John Bozzella cho biết "cuộc chiến không đàm phán và không hồi kết này sẽ làm tổn hại nền công nghiệp ô tô Mỹ.” Liệu có hãng xe Mỹ nào sẽ dừng cuộc chơi tại thị trường từng được coi là béo bở, Trung Quốc?
Theo số liệu thống kê, doanh số bán xe tại Trung Quốc bắt đầu sụt giảm vào tháng sáu năm ngoái, khi người tiêu dùng trì hoãn việc mua ô tô do lo ngại về triển vọng của kinh tế nước này và những căng thẳng với Mỹ liên quan đến những tham vọng về công nghệ của Trung Quốc.
Thị trường xe hơi Trung Quốc đang trải qua giai đoạn chững lại chậm nhất trong hai thập kỷ vừa qua. Đã có khoảng 28 triệu xe đã bán trong năm 2018, nhưng con số này chắc chắn sẽ giảm trong năm 2019.
Liệu các nhà sản xuất xe Mỹ có quyết định chuyển nhà máy hoặc tăng sản xuất tại VN?
Vào những năm trở lại đây, hàng loạt nhà máy sản xuất xe sẽ phải cân nhắc phương án di chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam đặc biệt là khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng hơn bao giờ hết, ngoài ra, nhân công tại Trung Quốc đòi hỏi thù lao cao hơn và các quy định về môi trường ngày càng được thắt chặt nên Việt Nam được coi là một thị trường thay thế hợp lý.
Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên so với thị trường Thái Lan hay Indonesia, năng suất lao động vẫn ở mức thấp, hiệu quả kinh doanh không cao khi ưu thế về môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn chưa thực sự vượt trội. Đó là chia sẻ của ông ông Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Ban Kinh tế thế giới (NCIF).
Bên cạnh đó, việc di rời nhà máy hay tăng sản xuất thực sự là vấn đề không dễ dàng, bởi mỗi doanh nghiệp đã có bước tính toán và hướng đi cụ thể. Khi quyết định di dời, đồng nghĩa nhân công và phương thức quản lý hay chiến lược kinh doasnh cũng phải thay đổi.
Sau khi tạm hoãn giao xe đầu tiên, VinFast vừa lên kế hoạch cắt giảm một phần lực lượng lao động tại Mỹ nhằm tái cấu trúc hoạt động.
Sau Ford Ranger và Ford Everest thì mẫu xe gầm cao mới ra mắt Ford Territory đã có mức doanh số bán ra hơn 1.000 xe trong tháng 11.
VinFast vừa tổ chức lễ xuất khẩu gần 1.000 xe điện VinFast VF 8 ra thị trường quốc tế cũng là lần đầu tiên những sản phẩm ô tô công nghệ do Việt Nam làm chủ và sản xuất - chính thức tiến ra thế giới.
Với giá bán đắt hơn bản chính hãng khoảng 1 tỷ đồng, Mercedes-Benz GLS 450 nhập Mỹ có ít sự khác biệt hơn nên ít được nhiều đại gia Việt ưa chuộng.
Báo cáo doanh số bán xe tại Mỹ trong quý I/2022 cho thấy các mẫu xe của các nhà sản xuất xe Nhật Bản vẫn chiếm ưu thế khi 6/10 mẫu là từ các thương hiệu đến từ đất nước Mặt trời mọc.