Cần chính sách ổn định cho công nghiệp ô tô”
Ông Yoshihisa Maruta, Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam
Toyota bắt đầu đầu tư tại Việt Nam từ năm 1995. Qua 17 năm, quy mô sản xuất của chúng tôi tại Việt Nam vẫn chưa đạt như kỳ vọng so với một số nước khác. Điều này là do thị trường và do vấn đề nội địa hoá. Sản xuất xe hơi ở Việt Nam không chỉ là làm ra một chiếc xe, mà còn liên quan đến các ngành công nghiệp phụ trợ.
Để phát triển sản xuất thì cần phát triển thị trường, mà nhu cầu thị trường lại phụ thuộc vào chính sách thuế và phí tại Việt Nam. Tôi cho rằng, cần tạo ra sự tiện lợi với xe hơi, thúc đẩy nhu cầu, sản lượng sẽ tăng lên và các doanh nghiệp sẽ có cơ hội đẩy mạnh sản xuất, mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, để như vậy thì cần chính sách ổn định.
Thị trường Việt Nam còn nhỏ, chưa hấp dẫn nhà đầu tư linh phụ kiện”
Ông Tomohiro Maruno, Giám đốc Khối ô tô Công ty Honda Việt Nam
Do kinh tế chưa có đột phá, nên thị trường ô tô vẫn còn khó khăn. Honda Việt Nam mong muốn nâng cao tỷ lệ nội địa hoá nhưng khó thực hiện, vì dung lượng thị trường ở Việt Nam còn nhỏ, không hấp dẫn các nhà đầu tư linh phụ kiện. Đây là một trở ngại lớn, vì không có nhà cung cấp phụ tùng sẵn có tại Việt Nam, phải nhập khẩu từ ngoài vào thì giá bán sẽ cao hơn.
Tôi cho rằng, vai trò xây dựng chính sách của Chính phủ rất quan trọng. Tạo điều kiện thúc đẩy tiêu dùng, tăng sức mua, nhà sản xuất sẽ bán được nhiều hàng, Nhà nước sẽ thu được nhiều thuế, còn người tiêu dùng mua được xe rẻ. Về chiến lược phát triển, giành thị phần cũng là mục tiêu quan trọng, nhưng Honda Việt Nam đang tập trung vào làm hài lòng khách hàng.
Tỷ lệ nội địa hóa ngành ô tô tại Việt Nam còn thấp”
Ông Laurent Charpentier, Tổng giám đốc Công ty Ford Việt Nam
Công nghiệp ô tô và nội địa hóa ở Việt Nam vẫn là câu chuyện "con gà - quả trứng". Hiện tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam còn rất thấp. Thực tế, tại Trung Quốc hay Thái Lan, nhiều vấn đề về công nghiệp ô tô đã được làm thống nhất từ 20 năm qua. Họ không chỉ hỗ trợ trang thiết bị mà còn phát triển các nhà cung cấp linh kiện tại chỗ. Nếu hỗ trợ tốt về chính sách, nhà đầu tư nước ngoài sản xuất linh phụ kiện cũng sẽ đến Việt Nam.
Khó lập kế hoạch lâu dài vì chính sách thuế, phí thay đổi”
Ông Trần Tấn Trung, Giám đốc Công ty Liên Á Quốc tế, nhà phân phối Audi tại Việt Nam
Một thị trường ô tô phát triển thì số lượng xe cần phải đủ lớn, phải có công nghiệp phụ trợ và vật liệu sản xuất. Nhưng đây là bài toán khó. Audi đã từng nghiên cứu việc sản xuất tại Việt Nam, nhưng cuối cùng vẫn quyết định nhập khẩu nguyên chiếc. Với việc các chính sách thuế, phí và liên quan đến ngành ô tô thay đổi liên tục thời gian qua, nhà đầu tư khó lập được kế hoạch lâu dài. Đó là chưa kể nhân sự, kỹ thuật viên cho ngành ô tô tại Việt Nam cũng rất thiếu.
Tin vào thị trường Việt Nam trong dài hạn”
Ông Andreas Klingler, Tổng giám đốc Porsche Việt Nam
Một cuộc triển lãm không thể mang đến cho thị trường một lực đẩy lớn, nếu tình hình thị trường không tốt. Thị trường ô tô Việt Nam có xu hướng giảm kể từ năm 2010. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, nhiều nhà sản xuất sẽ phải suy nghĩ lại chiến lược của họ tại Việt Nam, và Porsche cũng sẽ làm như vậy.
Một số nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp đã tham gia vào các hoạt động mờ ám để tăng lợi nhuận. Khi các biện pháp này được phơi bày ra công chúng, thường sẽ dẫn đến một vụ bê bối lớn. Dưới đây là những vụ bê bối lớn có ảnh hưởng rất lớn tới ngành công nghiệp ô tô thế giới.
Nhà phân phối sản phẩm Zestech đã tổ chức sự kiện gặp gỡ giao lưu với đối tác phân phối và đại lý đồng thời đưa ra công bố gói kích cầu nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn.
Sự phát triển về công nghệ cũng như các biến động về môi trường đã buộc ngành ô tô phải chuyển mình thích nghi nếu muốn tồn tại lâu dài.
Những chính sách mới liên quan đến ngành ô tô có hiệu lực từ năm 2023 như thí điểm đấu giá biển số xe, học lái xe trên cabin mô phỏng,...
Sau thời gian tạm hoãn, Triển lãm ô tô Việt Nam năm 2022 chính thức được khai mạc.