Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (n-CoV) gây ra, dư luận quần chúng nhân dân có nhiều ý kiến băn khoăn, lo ngại về việc sử dụng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông có thể lây bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là nCoV.
Thì ngày 4/2, Bộ Y tế đã có văn bản khẳng định việc kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở đối với người tham gia giao thông có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tương tự như đối với các hoạt động, công việc giao tiếp thông thường khác của người dân. Đến nay trên thế giới và tại Việt Nam chưa có bằng chứng cho thấy sự khác biệt về nguy cơ lây nhiễm của các loại hình giao tiếp nêu trên.
Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như dùng riêng ống thổi cho từng người, sát khuẩn thiết bị đo, lực lượng làm nhiệm vụ tuân thủ đúng quy trình thao tác và người dân tuân thủ hướng dẫn của cảnh sát giao thông thì sẽ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, Bộ Y tế khuyến cáo.
Tại những thời điểm có dịch bệnh như dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV hiện nay, hoạt động kiểm tra nồng độ cồn trong khí thở phải được thực hiện đúng quy trình. Lực lượng Cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ cần áp dụng thêm các biện pháp bảo hộ cá nhân và tuân thủ theo các hướng dẫn, khuyến cáo của ngành y tế về phòng, chống dịch bệnh để bảo đảm an toàn, giảm đến mức thấp nhất nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm nói chung và nCoV nói riêng cho bản thân và người dân.
Đồng tình với quan điểm của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới cho rằng: Việc thực thi Luật Giao thông đường bộ và các quy định pháp luật khác, trong đó có Quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và các văn bản dưới luật có liên quan nên được tiếp tục.
Chiều ngày, 7/1, Đại diện Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giải đáp cụ thể về thông tin sẽ vẫn thổi phạt nếu uống siro tạo ra nồng độ cồn trong khí thở.
Mấy ngày nay, các quy định xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP mới gây ra nhiều tranh cãi, người đồng tình, ngưới lí do. Nhưng trên hết, người xem chỉ đọc sơ chứ không tìm hiểu kỹ về vấn đề xử phạt.