Những ngày qua khắp các trang mạng xã hội, diễn đàn bàn tán xôn xao việc ăn nhãn, trái cây, uống siro, dùng nước súc miệng đều phát sinh nồng độ cồn dẫn đến bị phạt, hay người ngồi sau không thắt dây an toàn bị phạt 900 ngàn gây ra những tranh cãi bởi mức phạt này quá cao. Thậm chí nhiều người còn cho rằng ăn có trái nhãn, sầu riêng mà phạt tới vài triệu, giam bằng mấy tháng. Tuy nhiên thực tế đều không phải vậy.
Ăn hoa, quả, trái cây, sinh tố, cơm rượu nếp vẫn bị nồng độ cồn
Thực tế, chưa từng có một trường hợp nào bị thổi phạt nhầm. Trừ việc người vi phạm lươn lẹo, thủ đoạn để quanh co chối tội nhưng thực chất, việc kiểm tra nồng độ gồm rất nhiều bước chứ không phải chỉ việc thổi qua máy rồi phạt. Cụ thể:
Bước 1:
Cảnh sát giao thông sẽ phát hiện những nghi vấn sử dụng bia rượu thông qua các biểu hiện đỏ mặt, lái xe lảo đảo,… và hướng dẫn xe vào khu vực kiểm tra nồng độ cồn.
Bước 2:
Kiểm tra nồng độ cồn bằng máy thổi chuyên dụng, có tem kiểm định, nếu phát hiện nồng độ cồn sẽ yêu cầu lái xe giải trình. Nếu lái xe thừa nhận vi phạm sẽ tiến hành lập biên bản theo quy định. Nếu lái xe không thừa nhận, khiếu nại bởi các nguyên nhân như ăn hoa quả, trái cây uống si rô, ăn cơm rượu nếp,.. sẽ tiến hành sang bước tiếp theo.
Bước 3:
Cơ quan chức năng sẽ tiến hành liên hệ cán bộ Sở Y Tế theo Đoàn để tiến hành lấy mẫu máu để kiểm tra nồng độ cồn trong máu. Nếu phát hiện vi phạm sẽ sử dụng làm căn cứ cuối cùng để thiết lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương cho biết, việc uống các siro có cồn, hoa quả lên men hay ăn rượu nếp tức là cũng hấp thu một lượng rượu nhất định. Nếu vừa uống hay vừa ăn xong thì có thể có nồng độ rượu trong máu và hơi thở ở mức độ nào đó nhưng do lượng rượu này là rất thấp nên cơ thể sẽ chuyển hóa hết khá nhanh.
Ông Nguyễn Quang Nhật, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, trên thực tế có những tình huống như ăn trái cây (sầu riêng...) mà hơi thở có nồng độ cồn thì vẫn có thể xử lý được vì cồn lưu lại không lâu.
“Thậm chí, ăn xong chỉ vài phút sau lượng cồn trong khoang miệng sẽ bay hết. Cho nên, không nên “vịn” vào việc hoa quả tạo ra nồng độ cồn rồi sửa một bộ luật nào đó được. Bởi đã là luật thì người dân nên chấp hành tuyệt đối.” - PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội,
"Trong quá trình lập biên bản, người vi phạm có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn. Nếu chưa rõ ràng, người vi phạm giao thông sẽ được xét nghiệm máu để có kết quả chính xác", ông Nhật nói.
Chính vì thế, việc ăn hoa quả, rượu nếp chắc chắn 100% không đủ để lên nồng độ khi kiểm tra qua hơi thở. Cũng trên thực tế, rất ít người ăn hoa quả trong im lặng và đi xe ngay lập tức, bởi chỉ cần 5-10 phút trò chuyện lượng cồn trong hoa quả này đã bay hơi hết chưa kể việc ăn thêm các loại thực phẩm khác.
Việc súc nước rửa miệng, uống siro càng không thể. Nên nhớ, rượu, bia dùng để tẩy các loại mùi tanh, hôi của thực phẩm, nên rất ít loại dung dịch dân dụng nào có thể lấn át được mùi bia, rượu kể cả các loại xịt khử mùi, kẹo cao su. Vì vậy khi đã vi phạm đừng nên quanh co chối tội bởi lực lượng cảnh sát giao thông được đào kỹ về vấn đề này.
Lỗi thắt dây an toàn với người ngồi hàng ghế sau
Nghị định 46/2016/NĐ trước đây quy định phạt 150 ngàn đồng cho lỗi này, nhưng Nghị định 100/2019/NĐ-CP nâng mức phạt lên 900 ngàn đối với hành vi không thắt dây an toàn đối với vị trí ghế có bố trí dây an toàn. Đây không là lỗi mới nhưng lại nhận được rất nhiều ý kiến khá gay gắt nhất là từ phía tài xế lái xe dịch vụ, taxi, trung chuyển bởi mức phạt quá nặng. Lấy ví dụ một xe dịch vụ 7 chỗ chở đủ người nhưng chỉ tài xế và bên phụ thắt dây, 5 người còn lại không thắt dây nhưng tài xế phải chịu mức phạt 4 triệu rưỡi khoảng nữa tháng lương trong khi cuốc xe chỉ vài trăm ngàn.
Thực tế hiện nay Văn bản hướng dẫn của Bộ chỉ cho phép xử phạt lỗi vi phạm này đối với hàng ghế trước (gồm tài xế và người ngồi hàng ghế phụ cạnh lái xe) chứ chưa phép xử phạt việc thắt dây an toàn đối với hàng ghế sau. Vì sao?
Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 quy định: “Bắt buộc thất dây an toàn với lái xe và người ngồi hàng ghế trước” còn Nghị định 46/2016/NĐ-CP trước đây và Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2020 quy định “Bắt buộc thắt dây an toàn đối với vị trí có bố trí dây an toàn". Tuy nhiên theo phân cấp quản lý Nhà nước thì Nghị định không được phép vượt qua Luật.
Tức có thể hiểu tại thời điểm hiện tại, khi Luật Giao thông Đường bộ chưa sửa đổi bổ sung thì việc xử phạt hành vị không thắt dây an toàn hàng ghế sau là “Vi hiến”.
“Vi hiến” là hành vi làm trái quy định của Hiến pháp. Hành vi này có thể được thực hiện bởi bất kì tổ chức, cá nhân nào trong xã hội bao gồm cả các cơ quan công quyền như Quốc hội, Chính phủ hay tòa án và các cơ quan tư pháp khác … và ở bất cứ thời điểm nào trong thời gian Hiến pháp có hiệu lực.
Tuy nhiên, người đi cùng hay hành khách nên thắt dây an toàn để đảm bảm an toàn cho bản thân, cho gia đình, cũng như giữ gìn các mối quan hệ khi đi nhờ xe, tránh khó xử với tài xế.
Xử phạt các lỗi bất khả kháng do các vấn đề ngoại cảnh
Khi lưu thông trên đường quốc lộ, hay trong nội độ, rất nhiều biển báo hiệu bị che khuất xe đỗ, cây cối, biển quản cáo che khuất khiến lái xe không thể nào quan sát được và bị cảnh sát giao thông lập biên bản oan ức thì căn cứ Điểm 3, Điểm 4 Điều 11 Luật Xử lý Vi phạm Hành chính năm 2012 của Chính phủ áp dụng thì không xử lý vi phạm hành chính trong đó có 2 trường hợp:
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ.
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng.
Nhưng để không bị xử lý vi phạm, bạn cần phải chứng minh được việc mình vi phạm là do bất khả kháng hoặc bất ngờ ví dụ:
Sự kiện bất ngờ: do trâu bò, vật nuôi, người đi xe máy, xe đạp bất thình lình xuất hiện băng ngang đường khiến tài xế bắt buộc đánh lái ở nhưng nơi có vạch kẻ liền hoặc trong trường hợp cấm vượt.
Sự kiện bất khả kháng: do cây cối, biển quảng cáo, xe tải trọng lớn, xe container,… che khuất biển báo tốc độ, biển báo khu dân cư, biển cấm vượt,… khiến tài xế không thấy dẫn đến việc quá tốc độ, hay vượt xe.
Tất nhiên, khi đề ra Luật, nhà nước và các Bộ ban ngành đã nghiên cứu rất kĩ, và soạn thảo đầy đủ, nhưng việc người xem chưa đọc hết, chưa đọc kỹ, hay nghe người khác truyền lại chưa rõ ràng có thể khiến bạn hiểu sai, hoặc áp dụng nhầm trường hợp từ đó rất dễ dẫn đến lỗi không chấp hành hiệu lệnh hay tội chống người thi hành công vụ.
Theo kế hoạch, cảnh sát giao thông sẽ thường xuyên thay đổi thời gian, phương thức hoạt động, công khai kết hợp với hóa trang khi kiểm soát nồng độ.
"Tôi uống khoảng 3 lon bia nhưng không ngờ nồng độ cồn lại kịch khung", người vi phạm luật giao thông phân trần.
Từ 0h đêm nay, CSGT phối hợp với các lực lượng công an khác tăng cường xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn, ma túy trên toàn quốc.
Quốc gia Đông Âu đang xem xét dự thảo mới, bắt buộc ôtô lắp thiết bị kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế.
Một người phụ nữ Mỹ vừa bị tước giấy phép lái xe, phạt tù 14 năm khi lái xe trong tình trạng say xỉn, nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép ba lần, cô gây ra vụ tai nạn khiến 3 đứa con của mình bị thương.