Hiện nay, thông tin về việc chậm nộp phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông bị tính thêm lãi đang nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng. Thực tế, quy định này đã được ban hành từ trước, cụ thể tại Thông tư số 18/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 5/5/2023. Thông tư này nêu rõ mức lãi chậm nộp đối với các trường hợp vi phạm hành chính, bao gồm cả vi phạm giao thông.
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư số 18/2023/TT-BTC, nếu quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành và phải chịu thêm khoản lãi chậm nộp. Cụ thể, mức lãi là 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm.
Số ngày chậm nộp phạt được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Thời gian tính lãi bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.
Các trường hợp không tính lãi chậm nộp
Thông tư cũng quy định các trường hợp không bị tính lãi chậm nộp phạt, gồm:
Thời điểm bắt đầu tính lãi chậm nộp
Xử lý các trường hợp cố tình không nộp phạt
Đối với các trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện theo Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Kho bạc Nhà nước sẽ được thông báo để tính lãi chậm nộp phạt. Nếu cá nhân, tổ chức cố tình không nộp tiền, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp tục tính lãi chậm nộp và ghi rõ số tiền này trên chứng từ thu, nộp tiền phạt.
Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông, trong đó có nhiều hình thức xử phạt rất cao khiến người vi phạm có tâm lý bỏ luôn phương tiện để tránh nộp phạt.
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) ngày 28/12 cho biết, Nghị định 168 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bao gồm các nội dung liên quan đến trừ điểm và phục hồi điểm giấy phép lái xe, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Trong Nghi định mới vừa trình Chính phủ, Bộ Công an đã có nhiều đề xuất khác nhau trong đó có mức hỗ trợ lến đến 5 triệu đồng cho người cung cấp thông tin vi phạm hành chính.
Vượt đèn đỏ được xem là nguyên nhân dẫn tới nhiều tai nạn nguy hiểm, mới đây một thông tin truyền thông cho thấy một camera giao thông tại Hà Nội vừa ghi nhận 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ chỉ trong vòng 2 phút tại một ngã tư. Đây được xem là tình trạng cần được báo động không chỉ ở Hà Nội mà còn nhiều địa phương khác.
Theo Luật mới thì người vi phạm giao thông nếu không giải quyết vụ việc vi phạm hành chính sẽ không được cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe, đồng thời phương tiện vi phạm cũng sẽ không được đăng kiểm.