Nhớ lại thời gian trước, những chiếc xe có các tính năng an toàn như: chống bó cứng phanh ABS, hỗ trợ phanh khẩn cấp BA, cân bằng điện tử, phân phối lực phanh, kiểm soát lực kéo,…. Đều là những trang bị an toàn xa xỉ trên những mẫu xe cao cấp, dần dần theo thời gian trở thành trang bị tiêu chuẩn. Theo thời gian cùng với sự phát triển công nghệ những gói an toàn chủ động cao hơn dần suất hiện như cảnh báo lệch làn đường, giữ làn đường, ga tự động dần dần phổ biến xuống các mẫu xe phổ thông đơn cử như Ford Ranger, Ford Everest,… nhưng mức giá cũng ở quanh mốc 1 tỷ đồng.
Hiện tại thì đã có nhiều mẫu xe phổ thông đã có những gói trang bị hỗ trợ an toàn chủ động với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng nếu chịu khó đọc kỹ thì việc sử dụng sẽ vô cùng dễ dàng, và rất có thể trong tương lai, để cạnh tranh với các đối thủ các hãng xe buộc phải đem những công nghệ này dàn trải mới có thể chiếm được thị phần.
Cảnh báo va chạm trước
Là một trong những hệ thống đang dần phổ biến trên xe phổ thông, thông qua các cảm biến xe sẽ phát ra các âm thanh khi xe đang tiến gần vô các vật cản khi lùi xe, hay quá gần xe phía trước ngoài ra không có thêm các hành động phản ứng khác.
Tính năng này được xem là hữu ích khi lùi xe vào các góc khuất tuy nhiên khá phiền khi đi trong phố bởi lượng xe máy khá nhiều khiến cảnh báo liên tục buộc phải tắt đi hệ thống này. Tuy nhiên 1 số dòng xe hiện đại ngày nay đã có thể tự động kích hoạt hệ thống này khi về số lùi trên xe.
Cảnh báo lệch làn đường
Sử dụng các cảm biến, camera sẵn có của xe để quan sát vạch kẻ làn đường trên từng dải tốc độ, nếu xe rời khỏi làn mà không có tín hiệu xi nhan hệ thống sẽ có các cảnh báo bằng âm thanh, rung vô lăng. Một số xe cao cấp hơn sẽ có mô tơ rung tích hợp bên trong vô-lăng để mô phỏng cảm giác khi xe băng qua vạch kẻ làn trên cao tốc để kích thích phản xạ của lái xe.
Kiểm soát hành trình chủ động
Tiền thân là Cruise Control – kiểm soát hành trình với mục đích giữ chân ga ở một tốc độ nhất định, tuy nhiên với điều kiện đường xá đông đúc hiện nay Cruise Control khó mà phát huy tác dụng. Thế nên Adaptive Cruise Control ra đời, ngoài việc giữ ga ở tốc nhất định, xe còn có thể điều chỉnh tốc độ và khoảng cách giữ xe phía trước. Ví dụ cài đặt Cruise Control ở tốc độ 120km/h nhưng xe phía trước giảm ga còn 100km/h thì xe có Adaptive Cruise Control sẽ tự động điều chỉnh về mốc 100km/h và giữa khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Phanh tự động khẩn cấp
Có khá nhiều tên gọi tùy thuộc vào từng hãng xe, một đặc điểm dễ thấy là đa phần xe nào có Adaptive Cruise Control sẽ kèm thêm tính năng này bởi đều có nguyên lý hoạt động dựa trên sóng radar hay camera quan sát của xe. Tính năng này hoạt động tương đối đơn giản, dựa trên các tín hiệu cảm biến nếu cảm thấy người lái có xu hướng lơ là không tác động chân phanh, hay có xe phía trước tạt ngang thắng gấp, hệ thống sẽ phát các tín hiệu cảnh báo và sẽ tự động can thiệp chân phanh để giảm tốc thậm chí là dừng xe hẳn.
Tuy nhiên nên nhớ đây là hệ thống hỗ trợ an toàn, không thể nào thay thế được phản xạ con người, đã từng có những sự cố xảy ra trên những chiếc xe có hệ thống này.
Hỗ trợ giữ làn đường
Hoạt động tương tự như cảnh báo lệch làn đường, tuy nhiên sẽ có khả năng điều chỉnh tay lái về đúng làn đường mình đang di chuyển. Đôi khi hệ thống hoạt động quá nhạy khiến người lái bối rối khi muốn đánh lái khẩn cấp bởi sự can thiệp quá sâu.
Nếu tận dụng 3 tính năng kiểm soát hành trình chủ động, cảnh báo lệch làn và giữ làn đường trên một số đoạn cao tốc có thể xe sẽ tự lái, tuy nhiên rất nhiều cảnh báo phát ra nếu người dùng không đặt tay lên vô lăng.
Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động
Từng được xem là option tuyệt vời cho chị em phụ nữ hay cánh lái mới, tuy nhiên hệ thống này hoạt động tương đối chậm chạp khiến người lái hiếm khi sử dụng thường xuyên, chưa kể không phải bãi đỗ xe nào cũng thích hợp để hệ thống này trình diễn.
Đèn pha tự động thích ứng
Tiền thân của hệ thống đèn pha tự động bật tắt khi đi vào cùng sáng tối. Với hệ thống thích ứng, xe sẽ tự động điều chỉnh thêm chế độ pha cốt dựa trên quãng đường di chuyển với tác dụng tránh gây chói mắt cho xe ngược chiều.
Một số xe cao cấp hơn, có khả năng điều chỉnh từng vùng sáng, góc chiếu thông qua hệ thống cảm biến, radar, camera phức tạp nhận diện xe phía trước, tránh ảnh hưởng tầm nhìn kể cả khi đang ở chế độ đèn pha chiếu xe. Tuy nhiên nếu có hỏng hóc thì chi phí thay thế tương đối lớn có thể lên đến cả trăm triệu đồng.
Suy cho cùng, các hệ thống an toàn chủ động ngoài việc giúp người lái an tâm hơn khi lái xe nếu chẳng may có chút lơ đểnh, đồng thời là phương pháp truyền thông hữu hiệu khi mà thiết kế, vận hành đang có xu hướng ngày càng bão hòa. Ngay cả những hãng xe nặng tính truyền thống cũng đã trang bị ít nhiều các hệ thống này lên các dòng xe phổ thông. Tuy nhiên vấn đề an toàn phụ thuộc rất nhiều vào phản xạ người lái, ngay cả Tesla với những mẫu xe tự lái tiên tiến nhất cũng không thoát khỏi các sự cố về tai nạn.
Khi tham gia giao thông, độ an toàn khi lái xe của bạn có được đảm bảo hay không phần lớn là phụ thuộc vào phanh xe của bạn. Đây là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng đối với bất kỳ chiếc xe nào.
Hệ thống phanh ABS và CBS đều là kết quả từ sự nỗ lực của các nhà sản xuất xe nhằm mang lại sự an toàn cho những người đi xe máy.
Việc nắm rõ các chức năng về hệ thống đèn ô tô đóng vai trò rất quan trọng. Sử dụng đúng cách và hợp lý giúp cho người lái lẫn các phương tiện tham gia giao thông khác được an toàn.
Reflex Defensive Rider Systems (RDRS) là một trong những công nghệ đặc biệt và hữu ích nhất của Harley-Davidson, giúp nâng cao độ an toàn cho người lái trên nhiều địa hình, điều kiện lái xe khác nhau.
Không sử dụng xăng hay dầu, độ tin cậy của hệ thống điện và cụm pin trên xe điện là vấn đề được người dùng rất quan tâm.