Sáng 5-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Quang Lâm - giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết đến nay nhiều doanh nghiệp, đơn vị đã hỗ trợ miễn phí hàng trăm xe, gồm xe taxi, xe 16 chỗ, để hoán cải thành xe cấp cứu vận chuyển bệnh nhân.
Hiện TP đã tổ chức thành 3 phương thức để phục vụ người dân khi cần cấp cứu. Cụ thể đối với xe vận chuyển người dân đi khám bệnh thông thường, kể cả người dân đi tiêm vắc xin, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã cấp phép cho 500 xe taxi (trong đó hãng Mai Linh 200 xe, hãng Vinasun 300 xe), túc trực tại các bệnh viện, trung tâm y tế, khu cách ly...
c
Người dân khi có nhu cầu có thể gọi qua tổng đài của taxi Mai Linh: 1055, taxi Vinasun: 02838 27 27 27 để được hỗ trợ.
Tiếp đó, ngoài các xe cấp cứu mà trung tâm y tế quận huyện tự trang bị, hãng Taxi Mai Linh đã hỗ trợ miễn phí thêm 200 xe taxi để vận chuyển bệnh nhân F0 tại các khu cách ly, trung tâm y tế.
Những xe taxi này đã được cải tạo, gắn trang thiết bị y tế và do trung tâm cách ly, trung tâm y tế của quận huyện điều phối. Xe có nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên Thành đoàn TP.HCM được huấn luyện đi dùng để hỗ trợ bệnh nhân.
Đối với các tổ phản ứng nhanh phường xã của các quận huyện, TP Thủ Đức, Công ty cổ phần Xe khách Phương Trang cũng đã hỗ trợ 226 xe loại 16 để hoán cải thành xe vận chuyển người bệnh mắc COVID -19.
Doanh nghiệp này cũng hỗ trợ miễn phí và cử tài xế đi cùng xe. Xe được hoán cải ngăn vách giữa tài xế và khoang vận chuyển người bệnh, lắp bình oxy, ca băng y tế và nhân viên y tế đi kèm. Trên cơ sở đó, Sở Y tế TP đã phân bố các xe này về Ban chỉ đạo phòng chống dịch của TP Thủ Đức và các quận huyện của TP.
Hiện các phường, xã thuộc TP Thủ Đức và các quận huyện đã lập số điện thoại nóng của tổ phản ứng nhanh và thông báo số điện thoại nóng này tới các hộ dân trong địa bàn để khi người dân có nhu cầu thì liên hệ.
Cũng theo ông Lâm, trong bối cảnh thiếu tài xế (do nhiều tài xế đang cách ly, bị phong tỏa) nhưng doanh nghiệp vẫn huy động xe và hàng trăm tài xế đi cùng xe hỗ trợ hệ thống cấp cứu là điều đáng ghi nhận. Có doanh nghiệp như Công ty cổ phần Xe khách Phương Trang mới nhập 21 xe mới về chưa kịp làm biển số, công ty đã đưa xe đến hoán cải thành xe cấp cứu.
"Các tài xế đi cùng xe như là một lực lượng tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại khó, không ngại nguy hiểm sẵn sàng ở tập trung dài ngày cùng lực lượng y tế, cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ mới về nhà", ông Lâm chia sẻ.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết cùng với việc tổ chức xe cứu thương từ Trung tâm cấp cứu 115, các bệnh viện... và huy động xe hoán cải từ các đơn vị, doanh nghiệp thì đến nay phương tiện vận chuyển cơ bản đã đáp ứng.
Đồng thời Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng phối hợp, vận động các doanh nghiệp để chuẩn bị dự phòng, tổ chức sẵn sàng tham gia tăng cường phương tiện, tài xế khi cần.
Theo Tuổi Trẻ
Một nhóm thanh niên tại Đà Nẵng bị xử phạt do vi phạm giao thông, vượt đèn đỏ, hú còi inh ỏi để dẫn đường cho xe cấp cứu.
Xe taxi chở khách đã được lắp đặt các thiết bị y tế chuyên dụng để chuyển đổi thành xe cấp cứu vận chuyển bệnh nhân.
Theo đó một xe cứu thương có bật đèn tín hiệu khẩn cấp đi qua giao lộ thì bị một xe ô tô khác lao nhanh tông trực diện chưa rõ thương vong.
Dù kinh tế gia đình không khá giả nhưng với tấm lòng nhân ái, anh Trần Thanh Khiết vẫn quyết định vay mượn gần 100 triệu đồng để mua chiếc ô tô cũ chở người gặp nạn, bệnh nhân nghèo đi cấp cứu.
Việc giúp đỡ kịp thời trong các vụ tại nạn giao thông có thể giúp người bị nạn giữ được mạng sống. Tuy nhiên, tình trạng bỏ mặc người bị tai nạn giao thông một cách vô cảm diễn ra ngày càng nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân?