Thông qua nhiều tình huống thực tế và chia sẻ của các tài xế thì việc cứu giúp người bị tai nạn giao thông là luôn cần thiết, nhưng cái mà nhiều người “sợ” chính là trách nhiệm, dễ bị cơ quan chức năng tra hỏi và thậm chí bị người thân của nạn nhân hành hung. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta bỏ mặc những người đang bị de dọa về tính mạng.
Dưới đây là một số lưu ý giúp tài xế có thể hỗ trợ người bị tai nạn giao thông đồng thời tránh được những rắc rồi từ hành động cao đẹp này.
Quan sát tình hình
Khi chứng kiến ngay từ đầu của một vụ tai nạn, tài xế không nên vội vàng tham gia vào hiện trường quá sớm mà cần bình tĩnh ngồi trên xe quan sát để nắm bắt tình hình xem có thực sự cần giúp đỡ nạn nhân.
Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn, người lái nên đưa xe vào chỗ đỗ hợp lý, sau đó phân tích tình hình cũng như độ cấp bách để giải quyết hoặc giúp đỡ người bị nạn. Trong trường hợp “còn nước còn tát” thì người lái cần đến gần vị trí của nạn nhân để quan sát cũng như đưa ra trợ giúp kịp thời như gọi điện xe cấp cứu hoặc hỏi thăm người bị nạn.
Lưu lại hình ảnh tai nạn
Điện thoại smartphone hiện vẫn là thiết bị ghi hình và âm thanh mà nhiều tài xế sử dụng để lưu lại thông tin của vụ tai nạn trên đường, bên cạnh đó camera hành trình cũng là một công cụ hữu hiệu giúp ghi nhận nhiều chi tiết liên quan đến va chạm và có thể hỗ trợ cơ quan điều tra xác định nguyên nhân tai nạn.
Hỗ trợ sơ cấp cứu
Nếu tài xế là một người có kiến thức sơ đẳng và kinh nghiệm về cấp cứu tai nạn giao thông thì đây là lúc cần ra tay giúp đỡ. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà người tài xế có thể tính đến việc sơ cấp cứu người bị tai nạn ngay tại chỗ.
Theo đó, nạn nhân bị tai nạn giao thông rất dễ bị chấn thương đầu, chấn thương bụng, gãy đốt sống cổ…, nếu tự ý di chuyển nạn nhân không đúng cách, có thể dẫn đến nguy cơ bị liệt toàn thân hoặc tử vong.
Cụ thể, một số trường hợp như nạn nhân đang bị sốc, choáng hoặc mất nhiều máu cần phải đặt nằm bất động một chỗ, sau đó kiểm tra đường thở trước khi quyết định sơ cứu tại chỗ hay đưa đến bệnh viện.
Cần người đi theo làm nhân chứng
Một số trường hợp nạn nhân bị vết thương ở phần mềm, di chuyển khó khăn nhưng các phần quan trọng như đầu, xương sống… không bị nặng thì có thể nhờ người hỗ trợ đưa đi cấp cứu, đương nhiên điều này các tài xế cần xem xét và cân nhắc chắc chắn trước khi đưa lên xe.
Bên cạnh đó, với những người chứng kiến xung quanh hoặc có ý muốn giúp đưa nạn nhân đến bệnh viện, tài xế nên chủ động cần họ hợp tác trong quá trình chuyển đi cấp cứu và cả việc làm nhân chứng cho vụ việc.
Ngoài ra, có những trường hợp hy hữu rằng người nhà của nạn nhân thường có thái độ cư xử không đúng với tài xế giúp đỡ, do những hiểu lầm không đáng có và gây khó dễ khiến những chuyện phiền phức sau đó lại đến, thậm chí là bị tra hỏi từ cơ quan điều tra. Cho nên, trong trường hợp này thì tránh gặp trực tiếp người nhà nạn nhân cũng được xem là giải pháp an toàn sau khi đã ra tay giúp đỡ nạn nhân trước đó.
Mới đây, ngay sau vụ xử phạt người đỗ xe trên cầu Thủ Thiêm 2 đã có khá nhiều người giật mình khi nhận ra kiến thức về các mức xử phạt đối với việc dừng, đỗ xe sai quy định.
Xe Audi do một cán bộ Sở GTVT Bắc Giang cầm lái xảy ra va chạm làm 3 người trong một gia đình tử vong vào đêm 2/6.
Dân trong nghề thường ví von nghề tài xế là nghề “chân trong, chân ngoài” bởi chỉ cần sơ sẩy một chút là dính tới líu tới pháp luật, nhưng thực tế nhiều lái xe dù rất cẩn thận mà vẫn bị các tai họa từ trên trời rơi xuống.
Các thống kê và thử nghiệm chỉ ra rằng, người ngồi sau thắt dây an toàn không những giảm mạnh nguy cơ tử vong bị thương mà còn an toàn cho chính người lái xe.
Công an TP Móng Cái quyết định tạm giữ hình sự tài xế Mercedes gây tai nạn liên hoàn làm một phụ nữ tử vong.