Công an đã liên tục chặn, bắt 69 "quái xế" trong 2 vụ tụ tập so kè tốc độ trong cùng một ngày
Ngày 28/3, PC08 cho biết, đơn vị vừa phối hợp Công an TP.Thủ Đức và Công an Q.12 bắt giữ hàng chục quái xế là những thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đua xe, so kè tốc độ, gây rối trật tự công cộng.
Cụ thể, khoảng 2 giờ sáng ngày 26/3, Tổ Phòng chống đua xe (thuộc PC08) phối hợp Đội CSGT - TT Công an TP.Thủ Đức và Công an P.Long Bình (TP.Thủ Đức) tổ chức chốt chặn, vây bắt nhóm quái xế đang tụ tập, nẹt pô, so kè tốc độ trên đường Nam Công Viên (P.Long Bình).
Trong lúc bị vây bắt, những người này liều lĩnh điều khiển phương tiện lao vào lực lượng chức năng để tìm đường tẩu thoát nhưng bất thành.
Lực lượng chức năng đã tạm giữ 27 phương tiện, 35 người (32 nam, 3 nữ). Các phương tiện bị tạm giữ có dấu hiệu độ chế, thay đổi kết cấu máy và pô xe.
Tiếp đó, 14 giờ chiều cùng ngày (26/3), Tổ Phòng chống đua xe (thuộc PC08) phối hợp Công an P.Tân Hưng Thuận (Q.12) vây bắt một nhóm"quái xế khác đang tụ tập chạy xe so kè tốc độ, gây rối trật tự công cộng trên đường DN6 (P.Tân Hưng Thuận).
Một số người liều lĩnh lao xe vào lực lượng chức năng nhưng cũng không thoát. Lực lượng chức năng đã tạm giữ 34 quái xế cùng 25 phương tiện trên.
Công an đã lập biên bản vi phạm đối với các trường hợp trên về các lỗi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng trên đường, xe không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển, không có bộ phận giảm thanh, để xe ở lòng đường trái pháp luật, không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, không có giấy đăng ký xe...
Nẹt pô bên tai quái xế, thu xe cho chừa thói và xử lý nghiêm các lò độ xe
“Ra đường sợ nhất mấy quái xế choai choai này. Nhiều lúc chúng rú ga, người đi đường giật mình ngã”, Phước Sang bình luận.
Bạn Thanh Tùng bày tỏ: “Cứ cho các thanh niên này nghe tiếng nẹt pô để biết nỗi khổ đã gây ra cho mọi người”.
Còn bạn Thu Hoài bức xúc: “Rảnh rỗi đi phá làng phá xóm, gây nguy hiểm cho người khác. Hy vọng cơ quan chức năng xử lý nghiêm khắc”.
“Đi đường gặp các thanh niên này thì cứ xin né xa, nếu không thì dễ gặp vạ oan lắm”, bạn Văn Thành cảnh báo.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người bức xức và đề nghị Công an phải tịch thu, tiêu hủy những xe máy độ, chế, thay đổi kết cấu. Phạt thật nặng những trường hợp này. Đồng quan điểm, bạn đọc tên Hùng, Hương cho rằng, cần phải tịch thu phương tiện gây mất trật tự, ảnh hưởng tới giấc ngủ của mọi người.
Ở một góc độ khác, bạn Dũng cho rằng, cần phải xử nghiêm các tiệm, lò độ xe. Đồng quan điểm, bạn Hùng đưa ý kiến: “Xử lý chủ cơ sở độ xe sẽ giải tận gốc nạn độ xe, đua xe trái phép”.
Tại sao các “quái xế” lại thích độ pô xe máy?
Độ pô xe máy là một vấn đề rất phức tạp. Mỗi hãng xe và hãng pô độ đều có bí quyết riêng để tạo ra ống xả đặc trưng riêng và hỗ trợ tốt nhất cho chiếc xe. Độ pô còn quan trọng hơn độ lọc gió khi góp phần làm tăng công suất động cơ. Ngược lại nếu không hiểu biết mà độ linh tinh sẽ làm giảm công suất động cơ của xe.
Một vấn đề nữa là ở mỗi dải vòng tua thì tốc độ luồng khí xả lại khác nhau. Một hệ thống pô và ống pô tốt sẽ thỏa mãn được tốc độ xả ở dải vòng tua rộng. Tuy nhiên không có gì là tối ưu cả, nó sẽ chỉ hoạt động tốt trong một quãng nhất định. Chính vì thế mà cùng công suất và dung tích xi-lanh mỗi hãng xe lại có thể mạnh ở nước đầu (đề) nước cuối (hậu) khác nhau.
Đôi khi chỉ bằng kinh nghiệm như điều chỉnh thực tế. Vì thế những hãng pô độ xịn có giá thành rất cao và cho âm thanh cũng như công suất động cơ khác biệt nhiều. Họ đòi hỏi phải độ cả cổ pô, bầu lọc cũng như phần giảm thanh một cách đồng bộ cũng như map lại ECU để điều chỉnh quá trình pha trộn xăng gió cho từng vòng tua, vì như thế mới có tác dụng như đã tính toán.
Những ai không biết thì chỉ mua nguyên cái lon pô về để tiết kiệm chi phí, vì thấy cái phần cổ pô chẳng có tác dụng gì mà lại khá đắt tiền. Nhưng từng milimet bên trong cái đường ống đó đã được các kỹ sư mò mẫm và tính toán rất kỹ để cho ra hiệu ứng tối ưu về âm thanh cũng như thoát khí cho động cơ.
Độ pô xe máy, thay đổi kết cấu pô xe bị xử phạt như thế nào?
Xe máy độ pô, có tiếng nổ to chạy ngoài đường là điều không phải hiếm gặp tại Việt Nam hiện nay. Những chiếc xe máy độ pô đã vi phạm Điều 30, Nghị định 46/2016 với lỗi tự ý thay đổi kết cấu, hình dạng của xe. Như vậy, chủ những chiếc xe này sẽ bị xử phạt.
Điểm c, Khoản 4, Điều 30, Nghị định 46/2016 quy định rõ: “Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 - 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe”.
Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng một số chủ xe không độ pô, thay đổi pô mà vẫn sử dụng pô nguyên bản nhưng tìm cách cho pô tạo ra tiếng nổ to. Trường hợp này nếu bị CSGT phát hiện cũng sẽ bị xử phạt tương tự như trên.